Friday, December 19, 2014

“Social Capital” là “Xã hội tử hình”?

“Social Capital” là “Xã hội tử hình”?

Chuyện khó tin nhưng có thật, mới xảy ra hồi cuối tháng 10-2014. Một công ty giáo dục muốn đổi tên thành Công ty Cổ phần Social Capital. Chuyện công ty Việt Nam mà lại muốn đặt tên tiếng Anh như thế - đúng sai thế nào, xin nói ở phần dưới. Vấn đề là cơ quan cấp phép ở địa phương đã từ chối cái tên này vì lý do, dịch ra tiếng Việt thành “Xã hội tử hình”, là “vi phạm truyền thống văn hóa, đạo đức”!

Tin nổi không cán bộ nhà nước tùy tiện diễn dịch một cụm từ rất bình thường “Vốn xã hội” thành chuyện tày trời có cả hình phạt tử hình ở trong nữa.

Thật ra đây chỉ là một ví dụ trong muôn ngàn ví dụ “cười ra nước mắt” liên quan đến việc đặt tên doanh nghiệp. Các bạn có tin có công ty mang tên “Bay Bổng Đầu Óc”, “Nam Yến Đại Cát”, “Én Sa Yến Sa”, “Người Lái Xe Mặt Trời”…

Có lẽ ít ai trong chúng ta nghe đến các tên này bởi ngay chính người làm trong các doanh nghiệp này cũng ít khi sử dụng chúng. Họ chỉ đặt tên như vậy rồi ngay sau đó sử dụng tên doanh nghiệp viết tắt hay tên giao dịch bằng tiếng Anh. Hóa ra đó mới là tên chính, tên quen thuộc nhưng không dịch ra tiếng Việt được. “Bay Bổng Đầu Óc” là BBDO – một doanh nghiệp quảng cáo lớn của thế giới (BBDO là viết tắt tên của những người sáng lập). Có lẽ trong 289 văn phòng của tập đoàn này tại 80 nước, không nơi nào bắt phải đặt lại tên theo kiểu “Bay Bổng Đầu Óc”!

Còn “Nam Yến Đại Cát” là NYDC – tên chuỗi nhà hàng có trụ sở chính ở Singapore; “Én Sa Yến Sa” là eSys – nhà phân phối các sản phẩm tin học và “Người Lái Xe Mặt Trời” – một công ty phân phối sản phẩm thảo dược theo kiểu đa cấp, với công ty mẹ là… Sunrider.

Trước đây doanh nghiệp không được đặt tên bằng tiếng Anh mà phải đặt tên “thuần Việt” cho nên một người khởi nghiệp trong ngành công nghệ thông tin muốn dùng từ NET đưa vào tên không được đồng ý bèn phải viết thành NÉT; một công ty khác phải mang tên Việt Cốm Bồ.

Nói cụ thể, Nghị định 88 năm 2006 quy định: “Tên doanh nghiệp phải viết được bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số và ký hiệu, phát âm được”. “Riêng doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có thể sử dụng tên riêng bằng tiếng nước ngoài đã đăng ký để cấu thành một phần hoặc toàn bộ tên riêng của doanh nghiệp”.

Như vậy các doanh nghiệp nước ngoài như Honda, Samsung, Toyota vào làm ăn ở Việt Nam vẫn được giữ nguyên tên chứ không cần dịch sang tiếng Việt. Thế nhưng có một số trường hợp, mặc dù thực chất là công ty con của một tập đoàn nước ngoài nào đó nhưng lại muốn thành lập dưới dạng công ty trong nước, do người trong nước đứng tên. Thế là nảy sinh các tình huống “dở cười, dở khóc”. Cũng có một số công ty muốn đặt tên bằng tiếng Anh để dễ làm ăn, dễ giao dịch như kiểu Net Lab cũng không được.

Cái quy định cứng nhắc này đã được sửa đổi. Đến Nghị định 43 ban hành năm 2010 thì “Tên doanh nghiệp phải viết được bằng các chữ cái trong Bảng chữ cái tiếng Việt, có thể kèm theo các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu, phát âm được”.

Như vậy về nguyên tắc, doanh nghiệp có quyền đặt tên bằng tiếng Anh. Thực tế đã có những cái tên tiếng Anh được đăng ký như “Công ty Cổ phần Hospi Tech”, “Công ty Cổ phần Thép Sunrise”, “Công ty Cổ phần Good Day Hospitality”. Thậm chí có những tên rất “dung dị” như “Công ty Cổ phần Good & Great”, “Công ty TNHH Good Morning Korea”.

Chính vì thế nên cái công ty Social Capital nói ở đầu bài cuối cùng cũng được cấp phép đổi tên!

Thế nhưng dường như cảm nhận của nhiều doanh nghiệp vẫn là không được đặt tên bằng tiếng nước ngoài, một số nơi tư vấn vẫn bày theo kiểu dùng một từ tiếng Việt sao cho đến khi dịch sang tiếng Anh làm tên giao dịch thì ra lại đúng cái tên muốn đặt. Chẳng hạn chuỗi bán bánh mì khá nổi tiếng Subway khi sang Việt Nam đã có một “đại diện” là “Công ty TNHH Đường Hầm” mặc dù bản thân từ Subway chẳng phải là đường hầm gì cả.

Thực tế, việc đồng ý cho đặt tên “không thuần Việt” hay không còn tùy từng Sở Kế hoạch Đầu tư, tùy từng cán bộ thụ lý hồ sơ. Nếu thấy lấn cấn thì viện lý do “Xã hội tử hình” như ở đầu bài là mắc vào lỗi “Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc, tên danh nhân để đặt tên riêng cho doanh nghiệp” của Nghị định 43.

Nói cho cùng vẫn còn nhiều người cho rằng, đã là công ty Việt Nam tại sao lại đặt tên “Social Capital” làm chi, tại sao không gọi “Vốn Xã Hội” cho khỏe? Nhiều người khác cũng dị ứng với các tên công ty toàn tiếng Anh như “Good Food – Good Life”, “Fast Care”, “Think Great”…

Chỉ cần nhìn ra bên ngoài một chút, chúng ta sẽ thấy nếu các nước không cho doanh nghiệp của mình đặt tên bằng tiếng nước ngoài hay tên thuần theo ngôn ngữ của nước họ thì làm gì có các thương hiệu như Sony của Nhật Bản, Lenovo (Trung Quốc), Ikea (Thụy Điển)…

Cứ cứng nhắc “thuần Mỹ” thì hàng loạt doanh nghiệp Mỹ nhưng của người gốc Việt thành lập làm sao đặt tên như Phở Hòa, Thẩm mỹ viện Hạnh Phước, Địa ốc Thần Tài…

Cho nên tên doanh nghiệp thì cứ để doanh nghiệp toàn quyết quyết định, luật pháp không nên can thiệp vào làm gì. Nếu doanh nghiệp chỉ giao dịch với nông dân mà đặt tên Tây khách hàng không hiểu, không gọi được thì cứ ráng mà chịu. Nếu doanh nghiệp đặt tên phản cảm bị khách hàng tẩy chay thì họ chỉ còn biết trách chính họ mà thôi. Xét cho cùng tên doanh nghiệp là tài sản của họ, họ phải lo chứ không ai khác.





Do no evil – really?

Do no evil – really?

By Nguyen Van Phu

When I was a small boy, I was obsessed with robots. Reading sci-fi novels, I just dreamed of the day when I have a small robot to be my all-powerful friend. I would ask and he would effortlessly answer all questions I had: How far away is the Moon? When did the first World War break out? What’s the weather like in Paris right now? Just imagine having a friend like that in your classroom, you don’t have to avoid your teacher’s eyes any more.

That dream gradually faded away as I grew older until recently when I realized all of a sudden that all these wildest - and at times weirdest - sci-fi ideas have long become reality. You only have to watch Amazon’s latest video introducing Echo to know what’s in the offer. Today's applications expand the definition of “robot” to a magnitude unimaginable a decade ago. Even an application like Facebook, for instance, is essentially a robot connecting you with friends and relatives in real time.

Believe it or not, the novelty of a smart phone answering your questions tirelessly can wear out quite fast. There is only a lingering bad taste in my mouth after uttering the wake word, “OK, Google” repeatedly. Maybe because of my wife’s disdainful look  at her husband's non-stop blabbering to a machine. Maybe because of the horrifying possibility that I will say “OK, Google” more often than greeting friends or neighbors.

I still remember Isaac Asimov's Three Laws of Robotics: A robot may not injure a human being or, through inaction, allow a human being to come to harm; A robot must obey the orders given to it by human beings, except where such orders would conflict with the First Law; and a robot must protect its own existence as long as such protection does not conflict with the First or Second Laws.

As a boy I took these laws for granted and enjoyed the sci-fi novels without worrying too much about the well-being of mankind. Anyway, the human race always triumphs in the long run, doesn’t it?

Now that robots, or some forms of robotic intelligence are available, I wonder if the inventors ever thought of these laws when they built them. Facebook, if we agree that it is a robot of some sort, obviously does not observe the first law.

Someone hacked your Facebook account, post on your timeline a moving story aimed at squeezing tears and some money from your friends. Would Facebook know that it is a hacker behind the status and not you? Certainly. Would Facebook somehow alert your friend list of a possible scam? Absolutely nothing.

I was duly impressed with Photomath, an app that uses your smart phone’s camera to solve mathematical expressions until I realized that it does eventual harm to any student abusing this app and not learn math skills he is supposed to learn. Does the maker of Photomath stop the app from harming users? Absolutely not.

I have no idea who will be held responsible if a driverless car causes an accident but I know drones have been used to kill people remotely. That is a chilling realization that somehow someday drones don’t need remote controllers; they can make on the spot decisions based on criteria set by human beings.

I also remember how sci-fi novels described the total destruction machines would bring to humankind. You have at least four Terminator films to drive home the possibility, however remote it is. But nobody seems to care that machines have in fact destroyed, or radically changed a lot of industries, including newspapers, music or publishing.

The destruction might continue as new business models take over such as Uber or Airbnb.

Here I want to add an ironic touch: it seems a sharing economy is what an ideal socialist society should strive for. But Vietnam, as a communist country, might find Uber or Airbnb too disruptive and might ban these services on the local corporate lobbying efforts.

Old-school sci-fi novels usually start with the assumption that technological advances affect everybody equally. The fact is, today, digital divide means a lot of people are marginalized as far as technological advances are concerned. Whether it is a curse or a blessing in disguise for them remains to be seen. But that’s why on the one hand, we see Amazon Echo and on the other hand, we see barbarian acts of beheading still being practiced.

That’s why my sci-fi dreams remain a dream. 


Dạy kinh tế ở trường phổ thông

Kinh tế như một môn học phổ thông – tại sao không?

Giả thử có hai chọn lựa cho một học sinh lớp 11, chọn lựa thứ nhất là học các khái niệm như “thế nào là sản xuất của cải vật chất” hay “cơ cấu kinh tế là gì”; chọn lựa thứ hai là học cách tính tổng số tiền sẽ nhận được sau 10 năm nếu bây giờ đem 1 triệu đồng đầu tư vào một nơi sẽ sinh lời 8% mỗi năm trong bài “Giá trị thời gian của tiền bạc”.

Chọn lựa thứ nhất hiện đã diễn ra – đó là hai trong số nhiều khái niệm về kinh tế mà học sinh lớp 11 phải học trong môn “Giáo dục công dân”.

Chọn lựa thứ hai chưa diễn ra – đó là ước mong của người viết thấy học sinh cấp ba được chọn môn Kinh tế như một trong các môn tự chọn và nội dung các em được học sẽ rất gần gũi với cuộc sống, sẽ giúp các em ứng xử với những tình huống có thật hay ít nhất cũng hiểu được những gì đang diễn ra quanh em.

Bộ Giáo dục & Đào tạo đang chuẩn bị cho việc biên soạn lại chương trình và sách giáo khoa cho học sinh phổ thông. Không biết chương trình và sách mới sẽ như thế nào nhưng đọc thử sách giáo khoa hiện nay, có cảm tưởng như người lớn đã hình thành một số định kiến rằng học sinh phải học cái này hay cái kia để thành người hữu dụng. Kiến thức phải được sắp xếp, ấn xuống cho học sinh theo kiểu phải đi theo bài bản như thế này mới thành kiến thức. Lấy lại ví dụ cuốn “Giáo dục công dân” lớp 11, trong Phần 1 – “Công dân với kinh tế”, có cảm tưởng người soạn sách cứ nghĩ khi nói đến kinh tế thì một công dân điển hình phải biết “quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa”, phải nắm “nền kinh tế nhiều thành phần và vai trò quản lý kinh tế của Nhà nước”.

Chưa nói đến đúng sai trong kiến thức, thử tưởng tượng làm sao khơi gợi được lòng yêu thích kinh tế của học sinh bằng những khái niệm khô khan, mơ hồ và không gắn một chút gì với trải nghiệm của học sinh.

Trong khi đó, thử nhìn vào chương trình môn Kinh tế tự chọn của học sinh cấp 3 ở các nước như Singapore, các em được học những gì? Các em sẽ được học về “chi phí cơ hội” để nhìn lại những chọn lựa các em phải đưa ra hàng ngày với con mắt của “nhà kinh tế” – ví dụ, xem thử đi coi phim với bạn thay vì ở nhà làm bài tập thì “chi phí cơ hội” có phải chỉ là tiền vé hay hơn thế? Các em sẽ được học về “lợi thế so sánh” để biết vì sao sản xuất gạo ở Nhật đắt gấp chục lần nhập khẩu gạo từ nước khác, thế mà chính phủ Nhật vẫn phải bỏ tiền trợ cấp cho nông dân Nhật trồng lúa và dùng thuế cao cản trở hàng nhập khẩu.

Các em sẽ được học qua lạm phát, thất nghiệp, chu kỳ kinh tế, tăng trưởng. Các em sẽ được biết tiền được tạo ra như thế nào, ngân hàng hoạt động ra sao, chính phủ phát hành trái phiếu để vay nợ bằng cách nào…

Nhìn vào chương trình học này, ước gì các quan chức hay đại biểu Quốc hội cũng được học qua dù chỉ một hay hai học kỳ cũng giúp tránh những hiểu nhầm tai hại từng được phát biểu trên báo chí như kiểu tốc độ tăng trưởng phải cao hơn lạm phát bằng không lạm phát sẽ ăn hết tăng trưởng!  

Thế nên việc biên soạn chương trình và sách giáo khoa xin đừng rơi vào chỗ tranh luận mông lung, tốn công sức vào các khái niệm mơ hồ như “triết lý giáo dục”, “tinh thần tích hợp và phân hóa”, “phát triển phẩm chất và năng lực”…

Nên đi theo con đường mà mọi nước đã đi: đó là xuất phát từ thực tiễn cuộc sống, xem các em cần những kiến thức nền tảng gì, cần các công cụ nào để tự tìm hiểu, tự học hỏi suốt đời. Vai trò của giáo dục bao giờ cũng là chuẩn bị cho người học bước vào đời cho nên thời Trung Cổ học sinh mới học tiếng La Tinh, đánh kiếm, cỡi ngựa, kể cả thuật giả kim…

Ngày nay để bước vào đời thành công cần rất nhiều kỹ năng mà nhà trường phổ thông không thể nào cung cấp trọn vẹn cho tất cả học sinh. Bởi thế điều đầu tiên chương trình có thể làm là xác định một  số - ít thôi – các môn học bắt buộc mà bất kỳ học sinh nào cũng phải theo học như Toán Văn… Còn lại là các môn tự chọn kể cả Lý Hóa hay Âm nhạc, Hội họa… Mỗi học sinh thoải mái chọn môn mà các em ham thích, miễn sao hoàn tất đủ số môn bắt buộc và số môn tự chọn là được tốt nghiệp. Lúc đó không cần phân ban, không cần phân luồng gì nữa cả.

Nếu xác định được một chương trình giảng dạy như thế, vai trò của ngành giáo dục là khuyến khích việc giới thiệu càng nhiều môn tự chọn càng tốt; trường nào có các môn như Lập trình, Kiến trúc, Mỹ thuật, Ẩm thực, Du lịch, Viết báo… càng dễ thu hút học sinh và xây dựng uy tín riêng cho mình.

Và tinh thần biên soạn chương trình và sách giáo khoa cho từng môn không phải là ấn từ trên xuống những kiến thức áp đặt mà xuất phát từ nhu cầu quay trở ngược lại thành kiến thức cần thiết. Lấy ví dụ môn Tin học, báo chí từng viết về chuyện nhà trường vẫn đang dạy những nội dung lạc hậu như lập trình bằng ngôn ngữ Pascal. Cũng không cần dạy quá cụ thể như cách sử dụng Windows XP, Office 2003 vì các kiến thức loại này nhanh chóng lỗi thời. Nếu được quyền biên soạn chương trình, nội dung đầu tiên mà người viết muốn học sinh nắm được là kỹ năng tìm kiếm thông tin trên Internet – đó là kỹ năng nền tảng cho các kiến thức khác.

Quay trở lại môn Kinh tế như một môn tự chọn, một học sinh đã học qua nhập môn kinh tế học ắt sẽ có đủ kiến thức để khuyên ông anh không nên chạy theo món mồi bán hàng đa cấp, bảo bà chị thận trọng với khoản vay tính lãi theo ngày vì lãi mẹ đẻ lãi con, tính dùm ông bố thực chất món hàng mua trả góp đó giá bao nhiêu, kiểm tra lại giúp bà mẹ cái hợp đồng bảo hiểm xem có hợp lý không.


Điều đó sẽ khơi gợi ở học sinh niềm thích thú tìm hiểu sức mạnh của kiến thức kinh tế để biết đâu em sẽ trở thành một nhà kinh tế hay một doanh nhân thành công trong tương lai. Hay ít ra em cũng chọn cho mình một lập trường đúng đắn trước các vấn đề thời sự như đầu tư xây dựng sân bay Long Thành hay thôi.

AI - hype and reality

  AI – cường điệu và thực tế Nguyễn Vạn Phú Bạn đôi lúc có cảm giác hơi hơi mặc cảm vì chung quanh đọc đâu cũng thấy bàn về AI (trí tuệ ...