Đi tìm bức tranh tổng thể
Nguyễn Vạn Phú
Với người dân bình thường, câu hỏi đặt ra là họ không “chơi” chứng khoán, không đầu cơ địa ốc, không nhập ô-tô đắt tiền, tại sao họ phải gánh chịu khó khăn hiện nay của nền kinh tế do lòng tham của người khác gây ra? Khi các phân tích kinh tế của các tổ chức tài chính nước ngoài cũng đều nhận định tình hình trên cơ sở bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư, là thân chủ của họ, liệu có ai phân tích triển vọng kinh tế vì lợi ích chung của đất nước, của những người dân bình thường, trong tay không có đồng đô-la hay tờ cổ phiếu nào?
Có lẽ khi đặt vấn đề như thế, chúng ta sẽ dễ tiếp nhận các thông tin trái chiều hiện đang tạo ra những hiệu ứng tâm lý khác nhau. Trong khi nội dung chính của các báo cáo từ nước ngoài tập trung vào chuyện tài chính, điều chúng ta cần hiện nay là một bức tranh tổng thể của nền kinh tế, dựa vào các yếu tố căn bản hơn. Điều đáng nói là phân tích của các chuyên gia nước ngoài, cả ở các định chế quốc tế và các hãng tư vấn đầu tư đã có sự đảo chiều, chừng mực hơn, sâu hơn vì dựa vào nhiều thông tin hơn trong tuần trước so với thời gian trước đó.
Về nhập siêu, sau khi đạt mức kỷ lục 14,4 tỷ đô-la sau năm tháng đầu năm 2008, tình trạng nhập siêu đang ở xu hướng giảm do nhiều yếu tố khác nhau. Với ảo tưởng giàu có nhờ cổ phiếu lên giá mạnh trong năm ngoái, nhiều người đã chi tiêu mạnh tay thể hiện qua các con số nhập khẩu xe hơi, hàng tiêu dùng đắt tiền… Nay ảo tưởng đã biến mất, tiền bạc khan hiếm, chắc chắn người ta sẽ không còn ồn ạt nhập hàng như những tháng đầu năm. Thị trường địa ốc trầm lắng cũng sẽ giảm cầu vật liệu xây dựng. Đã có những tin tức rải rác cho thấy điều đó như ô-tô nhập về không bán được, thép nhập về nay lại chuẩn bị xuất ngược trở lại. Ngay cả số lượng ô tô lắp ráp trong nước bán trong tháng Năm giảm gần 1.800 chiếc so với tháng trước, sẽ làm giảm linh kiện nhập khẩu. Với tỷ giá đang biến động theo hướng đô-la Mỹ lên giá so với tiền đồng, nhà nhập khẩu sẽ khó mua đô-la hơn và hàng nhập sẽ đắt hơn nên xu hướng chung là nhập khẩu sẽ giảm.
Vấn đề ở chỗ làm sao để khuyến khích mạnh hơn nữa xuất khẩu để giảm nhập siêu khi nhiều mặt hàng xuất khẩu cũng đang phụ thuộc đầu vào là nguyên liệu nhập khẩu. Sự linh hoạt trong tỷ giá chính là cách giúp nâng tính cạnh tranh của hàng Việt Nam ở nước ngoài – một sự linh hoạt định giá tiền đồng dựa vào cả rổ tiền các ngoại tệ là bạn hàng của Việt Nam chứ không chỉ đồng đô-la Mỹ. Chính sách thắt chặt tiền tệ và tài chính công nếu thực thi nghiêm chỉnh và kiên quyết cũng sẽ giúp giảm áp lực nhập siêu trong những tháng cuối năm. Thực tế, nhập siêu đang giảm: tháng 3 là 3,3 tỷ đô-la, tháng 4 còn 2,8 tỷ đô-la và tháng 5-2008 giảm tiếp còn 2,6 tỷ đô-la. Mức giảm này cần phải đẩy mạnh hơn nữa để tạo ra tác động tích cực lên các chỉ tiêu khác, nhất là lên cân đối cán cân thanh toán.
Về lạm phát, thật khó lòng cho Việt Nam khi đưa ra các biện pháp kiềm chế lạm phát trong bối cảnh giá xăng dầu và giá lương thực tăng cao ở khắp thế giới, cũng tạo ra nỗi lo lạm phát cho nhiều nước khác trong khu vực. Tuy nhiên, như nhiều người đã từng nói trước đây, lạm phát ở Việt Nam cao hơn nhiều do chính sách tiền tệ nới lỏng trong những năm trước. Nay khi tín dụng bị thắt chặt, cung tiền tăng không đáng kể thì lạm phát sẽ có xu hướng dịu xuống trong những tháng tới khi chính sách này bắt đầu có tác dụng. Số liệu của Ngân hàng Thế giới (WB) cho thấy cung tiền đã giảm 10% so với cùng kỳ, phù hợp với mức tăng nhập khẩu đang chậm lại tương ứng. Theo báo cáo “Taking Stock” của WB tại hội nghị giữa kỳ các nhà tài trợ, nếu loại trừ yếu tố lương thực, tốc độ tăng giá đang giảm dần từ tháng Ba.
Điều cần lưu ý là kỳ vọng về lạm phát của người dân đóng vai trò quan trọng quyết định xu hướng giá cả. Vì thế, phải gắn chính sách lãi suất với việc kiềm chế lạm phát – lãi suất phải được nâng mức thực dương lên để người dân yên tâm gởi tiền vào ngân hàng, từ đó chính sách tiền tệ mới có tác dụng nhanh.
Về các chỉ số khác, sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản vẫn tăng 2,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, dường như Việt Nam chưa tận dụng được cơ hội giá lương thực, thực phẩm trên thế giới đang tăng cao nên người nông dân chưa hưởng lợi bao nhiêu, lại đang chịu khó khăn do doanh nghiệp không có vốn mua hàng của họ để xuất khẩu. Giá trị sản xuất công nghiệp vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng của năm ngoái (16,4% cho năm tháng đầu năm) trừ ngành xây dựng.
Điểm đáng lưu ý là WB trong tài liệu nói trên nhấn mạnh cho dù Việt Nam cố tình giảm tốc độ tăng trưởng GDP năm nay còn 7%, với quán tính tăng trưởng mạnh đến 8,4% trong năm ngoái, GDP năm 2008 vẫn sẽ tăng cao hơn con số Việt Nam mong muốn. “Cho dù tốc độ phát triển ngành xây dựng giảm còn 0% trong những tháng còn lại trong năm và các ngành khác duy trì tốc độ tăng của quý 1, tăng trưởng GDP sẽ vào khoảng 7,5% trong năm 2008” – báo cáo viết. Nhấn mạnh điều này là để nói cho dù cuộc chiến kiềm chế lạm phát phải trả giá, về ngắn hạn, cái giá cũng không đến nỗi quá cao và Chính phủ cần phải cương quyết nói không với áp lực duy trì tăng trưởng từ các ngành và nhất là các địa phương.
Vì tâm lý đang đóng vai trò quan trọng trong ổn định thị trường, chúng ta cũng nên điểm lại một số yếu tố tài chính, tiền tệ để có cái nhìn khách quan đến mức có thể được.
Về cán cân thanh toán, theo thông tin từ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong buổi nói chuyện với ông David Fernandez, kinh tế trưởng JP Morgan Chase, dự trữ ngoại tệ của Việt Nam là 20 tỷ đô-la tính đến năm 2007, cộng thêm gần 1 tỷ đô-la sau năm tháng đầu năm nay. Cũng theo Thủ tướng, cán cân thanh toán năm 2008 sẽ thặng dư từ 2 đến 3 tỷ đô-la. Nên nhớ chỉ tính riêng giải ngân các dự án FDI hiện nay cũng đã trên 1 tỷ đô-la mỗi tháng.
Báo cáo của WB cũng cho thấy những con số tương tự: thâm hụt tài khoản vãng lai trong năm 2008 ước tính khoảng 11,3 tỷ đô-la sẽ được bù đắp bởi thặng dư tài khoản vốn chừng 14,8 tỷ, để cán cân thanh toán sẽ thặng dư dưới dạng dự trữ ngoại tệ khoảng 3,4 tỷ đô-la. Đây chính là những con số mà thị trường đang cần để bác bỏ những đồn đoán về khủng khoảng cán cân thanh toán của Việt Nam (xem bảng). Tuy nhiên, ở góc độ này, thị trường đang cần sự điều hành linh hoạt về tỷ giá để góp phần vào việc giảm nhập siêu, tăng khả năng cạnh tranh cho hàng hóa Việt Nam, nâng thu nhập cho công nhân khối FDI mà mức lương tối thiểu đang được tính theo tiền đô-la và tước bỏ những vũ khí đầu cơ của giới tài chính nước ngoài. Tỷ lệ lạm phát cũng phải được tính đến khi điều hành tỷ giá, không chỉ với đô-la Mỹ mà còn với các ngoại tệ khác nữa.
Cán cân thanh toán của Việt Nam (triệu đô-la Mỹ)
2007 2008 (dự báo)
A. Cân đối tài khoản vãng lai -6.992 -11.346
Cân đối thương mại (giá FOB) -10.360 -16.207
Chuyên chở, bảo hiểm, dịch vụ -894 -908
Chuyển lợi nhuận FDI về nước -2.168 -2.432
Kiều hối 6.430 8.200
B. Cân đối tài khoản vốn 17.541 14.847
FDI (giải ngân) 6.550 5.800
Vay trung và dài hạn 2.045 2.468
Vay ngắn hạn 79 94
Đầu tư tài chính 6.243 1.985
Tiền gởi 2624 4500
C. Sai số -381 0
D. Cân đối tổng thể (=A+B+C) 10.168 3.501
Trong đó. tăng dự trữ ngoại hối 10.144 3.475
Nguồn: NHNN năm 2007 và dự báo của WB cho năm 2008.
Về tác động tới người dân, các nhóm lợi ích liên quan đến tài chính có tiếng nói khá mạnh, dù công khai hay không công khai trong khi các nhóm lợi ích đại diện cho người dân nghèo, nhất là nông dân, hầu như không tồn tại. Vì thế, thực thi chính sách cần lưu ý để không bị tác động trước mắt hay áp lực của nhà đầu tư nước ngoài. Tuyên bố không phá giá tiền đồng đột ngột là theo hướng đó vì phá giá tiền đồng sẽ tác động mạnh lên lạm phát, làm chính sách thắt chặt tiền tệ khó thực thi hơn và nạn nhân chịu tác động lớn nhất vẫn là người nghèo sống bằng thu nhập tính từng tháng hay từng vụ mùa. Đến 73% dân số đang sinh sống ở nông thôn. Nếu chính sách quay về với cơ bản nâng cao sức mua của nông dân, chính thị trường trong nước sẽ là chỗ dựa vững chắc cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Cuối cùng, về dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài, hiện nay nhà đầu tư nước ngoài chỉ nắm khoảng 25% cổ phần của các công ty niêm yết, cả thị trường chính thức và thị trường OTC. Như vậy tổng cộng dòng vốn gián tiếp khoảng 7-8 tỷ đô-la và đa số là loại vốn của các quỹ đóng, không thể rút đi được. Chỉ còn khoảng 2,5 tỷ đô-la vốn nóng cộng với khoảng 5 tỷ đô-la trái phiếu mà người nước ngoài đang nắm giữ. Dragon Capital nhận xét: “Dự trữ ngoại tệ bằng 360% các món nợ nóng nước ngoài”. Các loại thông tin về tỷ giá tiền đồng/đô-la Mỹ dạng NDF tăng cao không liên quan gì đến tỷ giá thực vì chúng chỉ là dạng hợp đồng triển kỳ, mang tính cá cược, đến hạn không thanh toán mà chỉ chung chi phần chênh lệch thiệt-hơn. Hàng loạt thông tin như thế cần giải thích cặn kẽ với người dân bởi biến động trên thị trường chứng khoán, ngoại hối chủ yếu do tâm lý nhà đầu tư trong nước.
Điều quan trọng nhất là một khi chúng ta đã xác định nguyên nhân của tình hình hiện nay là do chính sách tiền tệ, tài khóa và đầu tư của các tập đoàn nhà nước, cần nhất quán và kiên định với các giải pháp đưa ra. Cũng cần lưu ý làm sao để giảm tác động của các hoạt động tài chính lên hoạt động sản xuất kinh doanh thực tế. Hai bên có mối quan hệ mật thiết nhưng dù sao ở Việt Nam, hoạt động tài chính chỉ mới nổi lên một hai năm gần đây. Giải tỏa vấn đề tâm lý chính là ở chỗ phân định đâu là ưu tiên cần làm với hai lãnh vực này.
Box
16 tỷ đô-la bay hơi đi đâu
Tính toán của WB cho biết thị trường chứng khoán Việt Nam đã mất đi 16 tỷ đô-la so với thời điểm đầu năm. Tuy nhiên, cần thận trọng khi sử dụng cách nói này. Lấy ví dụ công X, lúc mới lên sàn giá trị sổ sách là 100 đồng, giá trị vốn hóa là 1.000 đồng. Sau một thời gian, vì giá cổ phiếu X sụt giảm nên giá trị vốn hóa chỉ còn 200 đồng. Chúng ta có thể nói 800 đồng đã bay hơi nhưng 800 đồng đó chỉ là vốn ảo. Đầu tiên, hầu hết các công ty niêm yết ở Việt Nam vẫn cổ đông lớn nhất là Nhà nước, số cổ phiếu này hầu như không được giao dịch. Với nhiều cổ đông khác, cổ phiếu cũng được nắm giữ dài hạn ngay từ đầu nên cho dù có lúc tổng giá trị vốn hóa của thị trường chứng khoán Việt Nam lên đến gần 29 tỷ đô-la thì chỉ có một lượng nhỏ cổ phiếu được đưa ra giao dịch. Với từng nhà đầu tư thứ cấp thì rõ ràng tiền mất ở người này đã chạy sang túi của người khác.
Dù vậy, cách nói 16 tỷ đô-la không cách mà bay cũng giúp chúng ta hình dung được cái ảo tưởng giàu có của nhiều người trong năm qua. Ảo tưởng này có cả từ những cổ đông là tập đoàn nhà nước có đầu tư tài chính ở công ty khác – dù vốn trên sổ sách vẫn giữ nguyên nhưng vốn tính theo giá thị trường bỗng tăng nhiều lần. Sự giàu có bất ngờ này đã thúc đẩy họ vay vốn và đầu tư tràn lan. Ở nhà đầu tư cá nhân cũng vậy, khi thấy mình bỗng giàu lên nhanh chóng, họ rất dễ có xu hướng chuyển sang đầu tư địa ốc và mua sắm đồ dùng đắt tiền. Sự ảo tưởng này đã góp phần gây ra những khó khăn của nền kinh tế hiện nay.
Saturday, June 14, 2008
Sunday, June 1, 2008
Su bat luc la cua tat ca
Sự bất lực là của tất cả
Nguyễn Vạn Phú
Phê phán việc chêm từ tiếng Anh vào văn viết hay văn nói, nhất là của giới trẻ là chuyện dễ làm, lại thường được sự đồng tình của mọi người. Nhưng tìm cho ra các biện pháp thay thế mới là chuyện đại khó.
Có lẽ phải phân biệt các trường hợp chêm từ tiếng Anh để dễ thảo luận. Cách viết như “Ngành tin học đang là ngành hot hiện nay”, “Một phong cách rất xì-tin” là sai hoàn toàn rồi. Cũng vậy, lối nói chêm thêm tiếng Anh một cách vô tội vạ của khá nhiều bạn trẻ hiện nay (tôi thấy không có problem gì) chỉ là biểu hiện của một sự lười nhác tư duy ngôn ngữ ở họ - và chính họ sẽ bị người nghe đánh giá trình độ qua cách nói nửa Tây nửa ta không giống ai này.
Ở đây chỉ xin nói về những trường hợp chẳng đặng đừng phải dùng tiếng Anh vì nếu cố ý dùng tiếng Việt sẽ bị xem là không giống ai. Ví dụ về loại từ này khá nhiều, nhất là trong tin học. Giả thử bạn viết: “Hôm qua tôi đã gởi thư điện tử cho anh rồi đấy”, chắc chắn người tiếp nhận thông tin phải ngẩn người một lúc vì hiện nay ai nấy đều dùng từ gởi email hay gởi mail một cách thoải mái như thể nó là từ tiếng Việt. Trong văn tài chính, chứng khoán cũng đã xuất hiện nhiều từ không thể nào dùng tiếng Việt thuần túy. Ngay chính văn bản nhà nước cũng dùng từ IPO (phát hành cổ phần lần đầu tiên ra công chúng) mà không chú thích gì cả. Có lẽ người nào cẩn thận lắm cũng chỉ viết “Tổng thu nhập quốc dân” một lần rồi mở ngoặc và sau đó sẽ dùng từ GDP cho gọn và cho mọi người dễ tiếp nhận thông tin (chứ không thể viết tắt TTNQD).
Người viết bài này rất dị ứng với thái độ xem ngôn ngữ là một cái gì đó bất di bất dịch, phải tuân theo quy luật, quy tắc. Chẳng hạn, có thời có người khăng khăng đòi phải viết “chúng cư” mới chính xác thay vì “chung cư” vì “chúng cư” mới đúng là từ Hán Việt mang nghĩa “nơi ở của nhiều người”. Quan điểm này không đợi ai phản đối cũng đã bị cuộc sống gạt sang một bên, đơn giản vì ngôn ngữ có đời sống riêng của nó, cũng tiến hóa, cũng có chọn lọc sinh tồn.
Vì thế, một khi một từ ngoại nhập nào đó được số đông chấp nhận, đã đi vào cuộc sống một cách suôn sẻ thì cách tốt nhất là chấp nhận nó, đưa nó vào kho từ vựng tiếng Việt của chúng ta.
Vấn đề ở chỗ nếu cứ suy theo quy luật này, hóa ra cách nói nửa Tây nửa ta ở đầu bài cuối cùng cũng phải chấp nhận hay sao? Không lẽ thấy một người nói “Tớ không sure cho lắm”, chúng ta không thấy có vấn đề gì cả sao? Nếu chúng ta dùng từ IPO trong văn phong kinh tế không chút áy náy thì biết lấy lý do gì để phê phán cách dùng từ “teen” như trên nhiều tờ báo nhắm đến độc giả trẻ?
Ngày xưa, những học giả xuất sắc như Giáo sư Hoàng Xuân Hãn với tác phẩm “Danh từ khoa học” đã giúp đặt ra, phổ biến, san định cách dùng những từ tiếng Việt mới, giúp tạo ra sự thống nhất trong cách dùng từ và làm phong phú kho từ vựng tiếng Việt. Ngày nay những công trình như thế rất hiếm hoi, nếu không nói là hầu như vắng bóng. Những nỗ lực của từng cá nhân hay từng nhóm không đem lại sự thống nhất như thế và rất nhiều từ không được cuộc sống thừa nhận để sử dụng rộng rãi. Ví dụ đối với file đã có những từ tiếng Việt như “hồ sơ”, “tệp tin”, “tập tin” nhưng thử hỏi ngoài sách tin học, có ai trong ngôn ngữ thường ngày, kể cả nói lẫn viết, dùng chúng một cách thoải mái không.
Như vậy, trước khi trách cứ việc sử dụng tiếng Việt chêm tiếng Tây vô tội vạ, thiết nghĩ xã hội cần những phong trào thực chất với những công trình nghiên cứu nghiêm túc, công phu để làm công việc “san định” như Giáo sư Hoàng Xuân Hãn từng làm. Hiện nay từ ngữ trong những lãnh vực như quản trị kinh doanh, tài chính-chứng khoán, ngân hàng… còn rất mông lung, mỗi tác giả dùng một cách, không ai chịu ai. Nếu để ý chúng ta sẽ thấy các bài viết nghiêm túc đều phải mở ngoặc chú thích thêm tiếng Anh hoặc tiếng Pháp sau một từ chưa được thừa nhận phổ biến. Trong khi đó các cuốn tự điển Anh-Việt đều dường như ngừng lại với nghĩa đã dùng cách đây vài chục năm; ít có tự điển nào ra ấn bản mới cập nhật hằng năm, tìm cách dịch hay thêm nghĩa mới cho những từ được dùng theo nghĩa mới.
Sẽ có người lập luận, ngôn ngữ là một cơ chế tự sàng lọc, những từ “lai căng” sẽ bị đào thải, mọi việc đâu sẽ vào đó. Nhưng nếu không có sự chủ động thúc đẩy sự sàng lọc này, chính chúng ta đang tỏ ra bất lực chứng kiến sự nghèo đi của ngôn ngữ và kèm theo đó là sự nghèo đi của một nền văn hóa.
Như là một khởi đầu, xin đề nghị các tờ báo lớn (kể cả các đài truyền hình) ngồi lại với nhau, thảo luận và thống nhất cách dùng từ trong một số trường hợp đang gây tranh cãi. Sau một thời gian có thể mở rộng ra để thống nhất cách viết chuẩn, quy định loại trừ những cách dùng tiếng Việt sai, những lối nói làm hỏng sự trong sáng của tiếng Việt. Đây chính là lực lượng có tác động mạnh đến việc chấp nhận hay không chấp nhận một cách dùng từ của cả xã hội. Khi báo chí vẫn còn viết “các fan hâm mộ” (vừa chêm tiếng Anh, vừa thừa) thì không trách gì các ca sĩ sẽ lười suy nghĩ và dùng ngay các từ như live show cho khỏe. Nghĩ cho ra những từ thay thế cho những từ như thế mà vẫn giữ nguyên ý nghĩa người viết muốn nói là chuyện khó chứ không phải cứ lấy tự điển ra tra cứu và thay thế là xong. Stress là stress chứ không thể dùng “căng thẳng” để thay thế, chẳng hạn.
Nhưng để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt một cách bền vững và khoa học, cần có những nỗ lực ở cấp quốc gia, những nghiên cứu ở các viện ngôn ngữ để làm sao có sự sàng lọc định kỳ, công bố những từ mới được sử dụng rộng rãi, có thể xem là tiếng Việt (để tránh sự dè bỉu một cách không thực tế như trường hợp từ “chúng cư”), hay những từ thuần Việt được sử dụng theo nghĩa mới…
Nguyễn Vạn Phú
Phê phán việc chêm từ tiếng Anh vào văn viết hay văn nói, nhất là của giới trẻ là chuyện dễ làm, lại thường được sự đồng tình của mọi người. Nhưng tìm cho ra các biện pháp thay thế mới là chuyện đại khó.
Có lẽ phải phân biệt các trường hợp chêm từ tiếng Anh để dễ thảo luận. Cách viết như “Ngành tin học đang là ngành hot hiện nay”, “Một phong cách rất xì-tin” là sai hoàn toàn rồi. Cũng vậy, lối nói chêm thêm tiếng Anh một cách vô tội vạ của khá nhiều bạn trẻ hiện nay (tôi thấy không có problem gì) chỉ là biểu hiện của một sự lười nhác tư duy ngôn ngữ ở họ - và chính họ sẽ bị người nghe đánh giá trình độ qua cách nói nửa Tây nửa ta không giống ai này.
Ở đây chỉ xin nói về những trường hợp chẳng đặng đừng phải dùng tiếng Anh vì nếu cố ý dùng tiếng Việt sẽ bị xem là không giống ai. Ví dụ về loại từ này khá nhiều, nhất là trong tin học. Giả thử bạn viết: “Hôm qua tôi đã gởi thư điện tử cho anh rồi đấy”, chắc chắn người tiếp nhận thông tin phải ngẩn người một lúc vì hiện nay ai nấy đều dùng từ gởi email hay gởi mail một cách thoải mái như thể nó là từ tiếng Việt. Trong văn tài chính, chứng khoán cũng đã xuất hiện nhiều từ không thể nào dùng tiếng Việt thuần túy. Ngay chính văn bản nhà nước cũng dùng từ IPO (phát hành cổ phần lần đầu tiên ra công chúng) mà không chú thích gì cả. Có lẽ người nào cẩn thận lắm cũng chỉ viết “Tổng thu nhập quốc dân” một lần rồi mở ngoặc và sau đó sẽ dùng từ GDP cho gọn và cho mọi người dễ tiếp nhận thông tin (chứ không thể viết tắt TTNQD).
Người viết bài này rất dị ứng với thái độ xem ngôn ngữ là một cái gì đó bất di bất dịch, phải tuân theo quy luật, quy tắc. Chẳng hạn, có thời có người khăng khăng đòi phải viết “chúng cư” mới chính xác thay vì “chung cư” vì “chúng cư” mới đúng là từ Hán Việt mang nghĩa “nơi ở của nhiều người”. Quan điểm này không đợi ai phản đối cũng đã bị cuộc sống gạt sang một bên, đơn giản vì ngôn ngữ có đời sống riêng của nó, cũng tiến hóa, cũng có chọn lọc sinh tồn.
Vì thế, một khi một từ ngoại nhập nào đó được số đông chấp nhận, đã đi vào cuộc sống một cách suôn sẻ thì cách tốt nhất là chấp nhận nó, đưa nó vào kho từ vựng tiếng Việt của chúng ta.
Vấn đề ở chỗ nếu cứ suy theo quy luật này, hóa ra cách nói nửa Tây nửa ta ở đầu bài cuối cùng cũng phải chấp nhận hay sao? Không lẽ thấy một người nói “Tớ không sure cho lắm”, chúng ta không thấy có vấn đề gì cả sao? Nếu chúng ta dùng từ IPO trong văn phong kinh tế không chút áy náy thì biết lấy lý do gì để phê phán cách dùng từ “teen” như trên nhiều tờ báo nhắm đến độc giả trẻ?
Ngày xưa, những học giả xuất sắc như Giáo sư Hoàng Xuân Hãn với tác phẩm “Danh từ khoa học” đã giúp đặt ra, phổ biến, san định cách dùng những từ tiếng Việt mới, giúp tạo ra sự thống nhất trong cách dùng từ và làm phong phú kho từ vựng tiếng Việt. Ngày nay những công trình như thế rất hiếm hoi, nếu không nói là hầu như vắng bóng. Những nỗ lực của từng cá nhân hay từng nhóm không đem lại sự thống nhất như thế và rất nhiều từ không được cuộc sống thừa nhận để sử dụng rộng rãi. Ví dụ đối với file đã có những từ tiếng Việt như “hồ sơ”, “tệp tin”, “tập tin” nhưng thử hỏi ngoài sách tin học, có ai trong ngôn ngữ thường ngày, kể cả nói lẫn viết, dùng chúng một cách thoải mái không.
Như vậy, trước khi trách cứ việc sử dụng tiếng Việt chêm tiếng Tây vô tội vạ, thiết nghĩ xã hội cần những phong trào thực chất với những công trình nghiên cứu nghiêm túc, công phu để làm công việc “san định” như Giáo sư Hoàng Xuân Hãn từng làm. Hiện nay từ ngữ trong những lãnh vực như quản trị kinh doanh, tài chính-chứng khoán, ngân hàng… còn rất mông lung, mỗi tác giả dùng một cách, không ai chịu ai. Nếu để ý chúng ta sẽ thấy các bài viết nghiêm túc đều phải mở ngoặc chú thích thêm tiếng Anh hoặc tiếng Pháp sau một từ chưa được thừa nhận phổ biến. Trong khi đó các cuốn tự điển Anh-Việt đều dường như ngừng lại với nghĩa đã dùng cách đây vài chục năm; ít có tự điển nào ra ấn bản mới cập nhật hằng năm, tìm cách dịch hay thêm nghĩa mới cho những từ được dùng theo nghĩa mới.
Sẽ có người lập luận, ngôn ngữ là một cơ chế tự sàng lọc, những từ “lai căng” sẽ bị đào thải, mọi việc đâu sẽ vào đó. Nhưng nếu không có sự chủ động thúc đẩy sự sàng lọc này, chính chúng ta đang tỏ ra bất lực chứng kiến sự nghèo đi của ngôn ngữ và kèm theo đó là sự nghèo đi của một nền văn hóa.
Như là một khởi đầu, xin đề nghị các tờ báo lớn (kể cả các đài truyền hình) ngồi lại với nhau, thảo luận và thống nhất cách dùng từ trong một số trường hợp đang gây tranh cãi. Sau một thời gian có thể mở rộng ra để thống nhất cách viết chuẩn, quy định loại trừ những cách dùng tiếng Việt sai, những lối nói làm hỏng sự trong sáng của tiếng Việt. Đây chính là lực lượng có tác động mạnh đến việc chấp nhận hay không chấp nhận một cách dùng từ của cả xã hội. Khi báo chí vẫn còn viết “các fan hâm mộ” (vừa chêm tiếng Anh, vừa thừa) thì không trách gì các ca sĩ sẽ lười suy nghĩ và dùng ngay các từ như live show cho khỏe. Nghĩ cho ra những từ thay thế cho những từ như thế mà vẫn giữ nguyên ý nghĩa người viết muốn nói là chuyện khó chứ không phải cứ lấy tự điển ra tra cứu và thay thế là xong. Stress là stress chứ không thể dùng “căng thẳng” để thay thế, chẳng hạn.
Nhưng để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt một cách bền vững và khoa học, cần có những nỗ lực ở cấp quốc gia, những nghiên cứu ở các viện ngôn ngữ để làm sao có sự sàng lọc định kỳ, công bố những từ mới được sử dụng rộng rãi, có thể xem là tiếng Việt (để tránh sự dè bỉu một cách không thực tế như trường hợp từ “chúng cư”), hay những từ thuần Việt được sử dụng theo nghĩa mới…
Subscribe to:
Posts (Atom)
AI - hype and reality
AI – cường điệu và thực tế Nguyễn Vạn Phú Bạn đôi lúc có cảm giác hơi hơi mặc cảm vì chung quanh đọc đâu cũng thấy bàn về AI (trí tuệ ...
-
“Đơn vị sự nghiệp công lập có thu” là cái chi chi? Khi Bộ Tài chính công bố “Quy chế thí điểm chuyển đơn vị sự nghiệp công lập có thu thàn...
-
Phép thử tiền crypto Không biết hãng Finder khảo sát ở đâu, với ai mà kết luận đến 41% dân Việt Nam có sở hữu tiền mã hóa (cryptocur...
-
Đấu giá ngược Phiên đấu thầu bán vàng miếng đầu tiên của Ngân hàng Nhà nước tổ chức hôm qua bị các báo sáng nay phê phán dữ quá. Báo T...