Thursday, June 25, 2009

Chinh sach phai linh hoat

Chính sách phải linh hoạt

Cuối cùng hàng loạt ý kiến lo ngại về chuyện các dự án sân golf tràn lan đang ăn vào những khoảng đất trồng lúa của nông dân đã có kết quả bước đầu. Tại buổi trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội, cả Bộ trưởng Tài nguyên-Môi trường Phạm Khôi Nguyên lẫn Bộ trưởng Kế hoạch-Đầu tư Võ Hồng Phúc đều khẳng định đã kiến nghị với Chính phủ giảm mạnh số lượng dự án đầu tư vào sân golf trên khắp cả nước.

Nói đây chỉ là kết quả bước đầu vì quá trình rút giấy phép các dự án sân golf đã cấp không phải là chuyện đơn giản. Hiện nay Việt Nam có 166 dự án xây dựng sân golf, trong đó 145 dự án đã được cấp đất. Nay, theo đề nghị của Bộ Kế hoạch-Đầu tư, sẽ chỉ đưa vào quy hoạch 116 sân golf, giảm 50 dự án. Và cũng theo bộ này, tiêu chỉ để xét giữ lại các sân golf là diện tích mỗi dự án không quá 110 hecta, diện tích chiếm đất trồng lúa chất lượng xấu không quá 10 hecta.

Lẽ ra trong vai trò tham mưu cho Chính phủ về quy hoạch đầu tư, Bộ đã phải lên tiếng từ sau tháng 7-2006 khi các tỉnh bắt đầu đua nhau cấp phép cho các dự án sân golf, mà theo nhận định của Bộ trưởng Võ Hồng Phúc phần lớn là trá hình để xây dựng khu dân cư. Phân cấp cho các địa phương cấp phép các dự án đầu tư không có nghĩa Bộ Kế hoạch – Đầu tư không còn nhiệm vụ giám sát, theo dõi xem việc phân cấp như thế dẫn đến những hệ quả xấu như thế nào, cần làm gì để sửa đổi. Thời gian gần ba năm qua là đủ dài để Bộ phải nhiều lần lên tiếng, chứ không cần đợi các đại biểu Quốc hội chất vấn, nhằm cảnh báo về tình hình cấp phép cho các dự án sân golf ở địa phương và kèm theo đó là những kiến nghị sửa đổi quy định sao cho một khe hở của luật pháp không còn bị lợi dụng. Hiện nay đa phần luật lệ là do các bộ ngành soạn thảo, trình Chính phủ để sau đó đưa ra Quốc hội thảo luận, thông qua. Vì thế các bộ ngành cũng phải gánh phần trách nhiệm trình chỉnh sửa ngay chính những luật lệ ấy một khi nhận ra thiếu sót. Bộ Tài nguyên-Môi trường lẽ ra hoàn toàn đủ thẩm quyền để soạn thảo và đề nghị thông qua những quy chế nhằm hạn chế sân golf như cấm chuyển đổi đất trồng lúa nước thành sân golf, chẳng hạn. Suy cho cùng, vấn đề cũng là sự thiếu phối hợp giữa các bộ và tầm nhìn rất hạn hẹp của nhiều địa phương.

Nay thì đã muộn. Thử hình dung, mọi việc sẽ rối đến đâu khi nhà đầu tư đã được địa phương cấp phép, đã được cấp đất – tức bất kể họ có thực sự muốn xây dựng sân golf để kinh doanh hay lợi dụng nó để sử dụng vào việc kinh doanh địa ốc – thì họ cũng đã phát sinh chi phí. Muốn rút giấy phép của họ, Nhà nước ắt phải bồi thường. Lúc đó tiền đóng thuế của người dân lại một lần nữa được sử dụng để khắc phục sai sót của chính quyền địa phương và sự thiếu vắng trách nhiệm của các bộ ngành khác. Và một lần nữa sự hay thay đổi quy định, chính sách của nước ta lại trở thành đề tài than phiền tại các diễn đàn doanh nghiệp!

Saturday, June 20, 2009

Chua ro rang

Chưa rõ ràng

Quốc hội vừa quyết định “miễn toàn bộ số thuế thu nhập cá nhân từ tháng 1-2009 đến hết tháng 6-2009 đã giãn cho các đối tượng”. Đây là điều có thể đoán trước vì không còn phương án nào tốt hơn. Xem thêm bài “Miễn hay không miễn” ở đây.

Dù không ở trong ngành thuế nhưng tôi nghĩ nghị quyết của Quốc hội viết như thế là chưa rõ ràng.

Luật Thuế thu nhập cá nhân có nói rõ, kỳ tính thuế được quy định là kỳ tính thuế theo năm áp dụng đối với thu nhập từ kinh doanh; thu nhập từ tiền công, tiền lương…

Nói kỳ tính thuế theo năm là nhằm phân biệt rõ, việc kê khai và nộp thuế theo tháng chỉ là tạm thời, lúc nào người nộp thuế cũng phải kê khai và nộp thuế chính thức theo năm, chứ không phải tính theo tháng. Luật cũng quy định rõ “Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công được xác định bằng tổng số thu nhập… mà đối tượng nộp thuế nhận được trong kỳ tính thuế” (tức là trong năm).

Nay Quốc hội quyết định “miễn toàn bộ số thuế thu nhập cá nhân từ tháng 1-2009 đến hết tháng 6-2009” thì giả thử nơi chi trả thu nhập dồn hết tiền thưởng vào sáu tháng đầu năm, sáu tháng cuối năm không trả đồng tiền thưởng nào thì cơ quan thuế cũng chịu, không thu được số thuế này. Hoặc giả thử người ta sử dụng cách thức tránh thuế bằng cách hạch toán sao đó cho tiền công, tiền lương chi trả trong sáu tháng đầu năm thật cao; sáu tháng cuối năm thật ít thì cơ quan thuế cũng đành bó tay.

Lẽ ra, để chặt chẽ, nghị quyết Quốc hội phải viết “miễn một nửa số thuế thu nhập cá nhân trong kỳ thuế năm 2009 đã giãn cho các đối tượng” mới chính xác.

Tuy nhiên, ở Việt Nam, văn bản dưới nghị quyết, dưới luật không chỉ nhằm giải thích mà còn có thể “chỉnh sửa” nghị quyết, luật nên chắc Bộ Tài chính sẽ ra thông tư hướng dẫn theo hướng nói trên. Và như thế có lẽ sẽ có tranh cãi, kiện cáo và sẽ có chuyện soi lại từng chữ Nghị quyết của Quốc hội.

Wednesday, June 17, 2009

Khyen mua chung khoan

Khuyên mua chứng khoán?

Tại phiên chất vấn vào cuối tuần trước, có một chi tiết thú vị liên quan đến chứng khoán. Đại biểu Nguyễn Minh Thuyết nhắc đến lời khuyên mua chứng khoán của Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng vào khoảng đầu năm ngoái và nhận xét sau khi Phó Thủ tướng đưa ra lời khuyên như thế thì thị trường chứng khoán xuống “thủng mấy lần đáy”. Ý ông Thuyết muốn nói đến tính chính xác của các dự báo.

Trong phần trả lời, Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng cho rằng: “Tôi mà mua cổ phần là bây giờ tôi thắng rồi”, “Nếu năm ngoái mua thì bây giờ khá đấy, nhưng không có tiền để mua thôi”.

Nếu đưa tin về chuyện này, có thể tra cứu ngày Phó Thủ tướng khuyên mua chứng khoán. Đó là ngày 6/3/2008, khi trả lời phỏng vấn báo Tuổi Trẻ, ông Hùng nói: “Nếu là nhà đầu tư chứng khoán thì lúc này tôi sẽ mua cổ phiếu”.

Chỉ số VNI-Index ngày 6/3/2008 ở mức 611,17 điểm. Ông Hùng trả lời chất vấn vào ngày thứ Bảy, phiên giao dịch sau đó vào ngày thứ Hai 15/6/2009, VN-Index nằm ở mức 493,52 điểm. Không biết với sự chênh lệch của hai con số này thì người mua chứng khoán theo lời khuyên của ông Hùng “thắng” bằng cách nào?

Tuy nhiên, theo tôi, vấn đề không phải là thắng thua, không phải là dự báo chính xác hay không chính xác. Vấn đề là ở chỗ quan chức nhà nước không nên khuyên người dân theo kiểu đã đến lúc mua vào cổ phiếu. Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh cũng từng khuyên “Nếu có tiền tôi cũng mua cổ phiếu vào lúc này” vào cuối tháng 3 năm ngoái. Những lời gợi ý như thế sẽ làm méo mó thị trường vì sẽ tạo ra những tác động gián tiếp lên thị trường. Đó không phải là chức năng của quan chức nhà nước.

Saturday, June 13, 2009

Trích nguồn đầy đủ

Trích nguồn đầy đủ

Tin luật sư Lê Công Định bị bắt khẩn cấp lần lượt được các báo đưa lên mạng vào chiều tối thứ Bảy, ngày 13-6. Điều đáng buồn nhất là các bạn phóng viên vẫn quên trích nguồn, cứ lấy phát biểu của bên cơ quan an ninh điều tra như là lời văn của mình.

Ví dụ, một tin mở đầu như thế này: “Với bí danh "chị Tư", Lê Công Định là một trong những thành viên chủ chốt trong nhóm đối tượng phản động, chống đối hoạt động với mục tiêu lật đổ chế độ trong nước”. Đã đành câu mở tin phải ngắn gọn và tóm lược được nội dung tin nhưng không vì thế mà không trích dẫn nguồn. Tin đó là của ai, ai đưa ra kết luận như thế? Vì sao không thêm một dòng thôi (theo Cơ quan An ninh Điều tra) để làm cho đúng vai trò người đưa tin?

Đây là sai sót nghiệp vụ từng dẫn tới những vụ việc đáng tiếc trong quá khứ, vì sao các bạn phóng viên vẫn mắc phải?

Một bản tin rút tít: “Những hành vi chống chính quyền của Lê Công Định”. Ông Định mới bị bắt có mấy giờ thôi, tòa đã xử đâu mà báo này đã vội kết luận như thế. Nên ghi rõ đó là kết luận của cơ quan điều tra thì người phóng viên mới làm đúng bài bản chứ. Một bản tin khác có tít “Chống phá Nhà nước, chồng cựu hoa hậu Ngọc Khánh bị bắt” vừa mắc phải lỗi trên, vừa mang tính câu khách rẻ tiền.

Một số bản tin thể hiện sự chuyên nghiệp khi từ đầu đến cuối luôn luôn dùng từ “ông Lê Công Định” hay “luật sư Lê Công Định” trong khi nhiều bản tin khác cứ nói trống không “Lê Công Định” “Định” hay “y”… Tại sao người phóng viên cứ phải luôn bị nguồn tin chi phối, thậm chí đến cách xưng hô như vậy?

Thursday, June 11, 2009

Kích cầu dưới góc nhìn WB

Nhằm cung cấp thêm thông tin để các bạn dễ theo dõi bài của Jonathan Pincus ở dưới, xin giới thiệu bài tóm tắt báo cáo của WB.

Kích cầu ở Việt Nam dưới góc nhìn của WB

Trong báo cáo cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam mang tên “Điểm lại” do Ngân hàng Thế giới (WB) biên soạn nhằm phục vụ cho Hội nghị giữa kỳ Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam tổ chức vào đầu tuần này tại Buôn Ma Thuột, số liệu chỉ được cập nhật đến hết quí 1-2009. Vì thế trong bài này, chúng tôi tập trung nhiều hơn vào các dự báo và khuyến nghị chính sách cho thời gian tới của báo cáo.

Sau khi đánh giá cao những phản ứng nhanh lẹ của Chính phủ trước hai cú sốc kinh tế: tình trạng phát triển quá nóng cuối năm 2007, đầu năm 2008 và sự suy giảm kinh tế sáu tháng cuối năm 2008 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, báo cáo đã nêu lên những thách thức mà nền kinh tế Việt Nam phải đương đầu trong năm 2009 này.

Đầu tiên là tình trạng thất nghiệp mà theo báo cáo “có thể không cao tới mức như nhiều người lo ngại nhưng thực tế mất việc làm đã trở nên phổ biến đối với lao động phổ thông và mang tính thời vụ, trong khi nhiều người lao động tuy có việc làm nhưng thu nhập giảm và không có thu nhập thêm ngoài giờ”.

Báo cáo cho rằng: “Cắt giảm việc làm là tình trạng phổ biến ở các khu công nghiệp giai đoạn cuối năm 2008, đầu năm 2009, song ít khi diễn ra dưới hình thức cho nghỉ việc công khai. Phổ biến hơn là không ký lại hợp đồng và khuyến khích tự nghỉ việc. Lao động thời vụ và lao động có hợp đồng ngắn hạn bị mất việc nhiều hơn.

Nhiều doanh nghiệp ở các khu công nghiệp đã lưu ý những khó khăn trong việc tuân thủ chính sách bảo hiểm xã hội và hệ thống bảo hiểm thất nghiệp mới được áp dụng. Kể cả tại những doanh nghiệp được ghi nhận là đã phục hồi sản xuất, công nhân cũng thường chỉ được tính giờ làm việc bình thường và làm ca, không có làm thêm giờ.

Không có lương làm ngoài giờ khiến công nhân phải cắt giảm chi tiêu, đặc biệt ở TPHCM và các vùng lân cận, do chi phí sinh hoạt cao. Cũng vì lý do này mà tiền gửi về quê cho gia đình cũng bị ảnh hưởng”.

Về cán cân thanh toán, báo cáo nhận định “Kinh tế phục hồi cũng là thời điểm gây áp lực lên cán cân thương mại trong những tháng còn lại của năm khi nhập khẩu ước sẽ gia tăng”. Các tác giả sau khi đưa ra những kịch bản dự báo cho tình hình xuất nhập khẩu, kiều hối và giải ngân FDI đã viết: “Những thông tin về kiều hối, luồng vốn FDI và các biến động về nguồn gốc quốc tế khác không đầy đủ nên rất khó đưa ra được một dự báo đáng tin cậy về cán cân thanh toán.

Tuy nhiên, dựa trên những thông tin đã có, mức thâm hụt tài khoản vãng lai vào khoảng 5% GDP không phải là không có cơ sở. Về tài khoản vốn, bên cạnh dự báo sụt giảm luồng vốn FDI cũng cần nhắc tới dự báo về việc luồng vốn ồ ạt chảy ra cho cả năm. Phần lớn, nếu không phải tất cả luồng vốn chảy ra này đã diễn ra vào đầu năm 2009, khi các nhà đầu tư nước ngoài bán trái phiếu chính phủ và cố gắng chuyển thành tiền các cổ phiếu của họ trên thị trường chứng khoán. Với quy mô thị trường tài chính “mỏng manh” của Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài cuối cùng đã bán tài sản của họ với giá thấp hơn giá mà họ mua vào ban đầu”.

Trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, báo cáo nhận xét: “Do chính sách hỗ trợ lãi xuất giai đoạn 1 chủ yếu đi kèm với việc tái cơ cấu nợ nên tổng tín dụng không tăng trưởng nhiều trong quí 1-2009. Các khoản vay theo chính sách này lên đến gần 200.000 tỉ đồng tính đến cuối tháng 3-2009, song tổng nợ xấu của ngân hàng chỉ tăng 6% kể từ cuối năm 2008”.

Báo cáo cho rằng tháng 4-2009, chương trình hỗ trợ lãi suất mở rộng đối tượng vay từ vốn lưu động sang vốn đầu tư và thời hạn dài hơn, từ chín tháng tăng lên hai năm. Tính hợp lý của chương trình hỗ trợ lãi suất giai đoạn 2 này làm nhiều người băn khoăn hơn. Tín dụng ngân hàng đến lúc đó vẫn luân chuyển tốt.

Điều quan trọng hơn là hỗ trợ lãi suất có nhiều điểm giống như chức năng “cho vay chính sách” vốn đã bị các ngân hàng thương mại hủy bỏ và chuyển sang những ngân hàng chuyên biệt cách đây vài năm, như một phần trong nỗ lực cải cách ngành tài chính ngân hàng.

Cho vay chính sách rất dễ bị thiên vị, có thể làm cho việc phân bổ nguồn lực thiếu hiệu quả và cuối cùng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng danh mục đầu tư của ngân hàng. Vì thế, báo cáo kết luận: “Cơ chế hỗ trợ lãi xuất vay vốn tín dụng dù đã có tác dụng thiết thực trong giai đoạn đầu của chính sách kích cầu nhưng giờ đây cũng gây nhiều quan ngại khi cơ chế này có thể làm nảy sinh tình trạng thiếu hiệu quả cho vay chính sách trong điều kiện lưu chuyển tín dụng của hệ thống ngân hàng đã được khai thông trở lại”.

Việc nới lỏng chính sách tiền tệ và chính sách hỗ trợ lãi suất giai đoạn 2 cho đến nay đã làm cho tổng phương tiện thanh toán tăng nhanh. Các tác giả dự báo, “Vì tổng phương tiện thanh toán lại tăng trở lại, và giá cả hàng hóa hầu như cũng đã chạm đáy, nên lạm phát sẽ có thể tăng trở lại vào sáu tháng cuối năm 2009”.

Phần có nhiều thông tin nhất của báo cáo tập trung vào chính sách kích cầu của Việt Nam với quy mô hàng đầu so với các nước trong khu vực.

“Do 143.000 tỉ đồng lên đến gần 8,7% GDP dự kiến đạt được trong năm 2009, kế hoạch của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã làm cho nhiều người băn khoăn. Cộng thêm 8,7% GDP này vào với mức thâm hụt ngân sách tổng thể 8,3% đồng nghĩa với việc kế hoạch ngân sách đã phê duyệt trong năm 2008 sẽ bị thâm hụt 17% GDP.

Nếu điều này xảy ra, gói kích cầu của Việt Nam sẽ khác hẳn so với các quốc gia khác trong khu vực. Do vậy cần phải làm rõ những nội dung nào đã được phê chuẩn, những gì còn đang được các bộ, ngành và Quốc hội cân nhắc, và hàm ý về nhu cầu tài chính của các quyết sách sẽ được đưa ra trong vài tuần tới là gì”.

Báo cáo nhấn mạnh một số điểm cần lưu ý về gói kích cầu này: “Thứ nhất, “kế hoạch 143.000 tỉ đồng” có nhiều nội dung trùng lắp. Một số mục được liệt kê cả trong gói kích cầu đợt 1; một số biện pháp khác xuất hiện cả trong kế hoạch ngân sách đã được phê duyệt vào cuối năm 2008. Thứ hai, “kế hoạch 143.000 tỉ đồng” đã trộn lẫn các biện pháp làm giảm số thu thuế với các biện pháp nhằm huy động thêm nguồn lực.

Mặc dù tính hai nhóm biện pháp đầu vào thâm hụt ngân sách là hợp lý, song nhóm biện pháp thứ ba lại là một mục cấp tài chính chứ không phải là nguyên nhân gây tăng thâm hụt. Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là một số biện pháp đưa vào trong kế hoạch 143.000 tỉ đồng chắc chắn sẽ gây tổn thất cho xã hội, song việc chi phí đó rơi vào ngân sách lại hoàn toàn không rõ ràng”.

Vì thế, báo cáo cho rằng: “Gói kích cầu 143.000 tỉ đồng hiện đang được xin ý kiến Quốc hội có thể đẩy thâm hụt ngân sách tới mức không đủ đáp ứng về nguồn vốn trong bối cảnh hiện nay”.Vấn đề thực sự cần giải quyết tại thời điểm này là: gói kích cầu bao nhiêu là đủ, và làm thế nào để có nguồn lực cho nó. Đây không phải là chuyện nhỏ.

Vào thời điểm đã có những dấu hiệu phục hồi rõ rệt, và giai đoạn lạm phát thấp và thị trường tiền tệ suy thoái sắp chấm dứt, thì một mức thâm hụt ngân sách quá lớn là không thể biện hộ được. Khi thị trường còn chưa có gì chắc chắn, một gói kích cầu thiếu nguồn tài chính đầy đủ có thể mang lại kết quả ngược với mong đợi. Vì tất cả những lý do đó, các biện pháp được đề xuất trong “kế hoạch 143.000 tỉ đồng” vẫn đang chờ phê duyệt cần phải được cân nhắc một cách thận trọng, các tác giả khuyến cáo.

Wednesday, June 10, 2009

Nhan xet bao cao cua WB

Điều chưa có trong báo cáo

Tuần này TBKTSG đăng bài của Jonathan Pincus nhận xét về báo cáo điểm lại tình hình kinh tế Việt Nam của Ngân hàng Thế giới vừa mới công bố. Tôi nghĩ đây là bài khá quan trọng vì nó lý giải được một số hiện tượng bất thường hiện nay của nền kinh tế như chứng khoán cứ lên giá, kéo theo giá đất đai và các loại tài sản khác. Xin mời các bạn đọc bản tiếng Việt trên TBKTSG, còn đây là bản tiếng Anh.

By Jonathan Pincus

The World Bank has delivered an upbeat assessment of the Vietnamese economy in a report presented to this week’s Consultative Group meeting of government and international aid agencies.

The report congratulates the government for its management of the macro-economy in 2008 and 2009. According to the report, resolute action by the government after March 2008 stabilized prices and reduced the size of the trade deficit. At the end of 2008, the government was once again called into action, but this time to reflate the economy in the face of a sharp and sudden global downturn. The report singles out the government’s interest rate subsidy scheme as playing a particularly effective role in supporting domestic demand and protecting the banks from a rise in non-performing loans. “In retrospect,” the report concludes, “it appears that the government of Vietnam chose an effective mix through its first round of stimulus measures.”

The bank goes to say that the government’s interest rate subsidy scheme is no longer necessary now that banks are lending more and economic growth is probably accelerating. Extending the program would mark the return of “policy lending,” which leads to investment inefficiency. The report also argues that other stimulus measures should be scaled back or reconsidered to contain the growth of the fiscal deficit, which the World Bank estimates for this year at about 12% of GDP or possibly larger depending on the size of the stimulus.

However, what is most interesting about this report is what the World Bank has left out rather than what has been included.

The bank is correct to focus on the fiscal deficit and the problem of obtaining adequate financing in the short period. However, the report is mostly silent on monetary policy issues, particularly management of the exchange rate.

Monetary policy is usually thought to be ineffective under fixed exchange rate regimes. The reasons for this are not difficult to understand. If the exchange rate is flexible, lower interest rates lead to a shift of capital out of domestic assets and a depreciation of the currency, which stimulates exports and reduces imports. But under a fixed exchange rate, a fall in domestic interest rates does not affect the nominal value of the currency. Exporters are not helped and imports are not discouraged. But savers, facing lower interest rates in the national currency, shift their money into dollars or buy assets like gold and land. The central bank has to buy up the domestic currency to defend the fixed exchange rate, which in turn reduces the money supply. If the central bank does not intervene, the result is inflation.

From this perspective it is easy to see why monetary expansion has produced a stock market bubble and pressure on dong exchange rates. Domestic producers are also finding it increasingly difficult to compete with the flood of cheap imports. If credit growth continues to accelerate, inflation will pick up speed. Savers will move away from dong assets, putting further pressure on the exchange rate.

This is not to say that nominal interest rates did not need to come down at the end of last year and early this year. The issue is how much they needed to come down, and how fast credit to the economy should be allowed to grow. The important indicator to watch is the real interest rate, or the market interest rate less inflation. Because the inflation rate has fallen this year there was plenty of scope for banks to reduce nominal interest rates and still maintain positive real interest rates. They did not need a subsidy to achieve this.

A fall in the nominal interest rate makes it possible for borrowers to refinance their old loans with new, cheaper ones. The World Bank argues that businesses in Vietnam were able to refinance their loan this year because of the government’s subsidized interest rate policy. However, much of this refinancing would have happened anyway—without adding to the government budget deficit—as nominal interest rates were reduced by the banks.

Some economists conclude that Vietnam could solve these problems through more exchange rate flexibility, or moving to a completely floating exchange rate. Unfortunately, this is not possible in the short or perhaps even medium term. Managing a flexible exchange rate regime requires mature credit markets and well-developed financial institutions, including a reasonably autonomous central bank that has at its disposal a wide range of policy instruments. In this absence of these conditions, a floating exchange rate would fluctuate too much. Trade and investment would suffer.

A better solution would be to allow the dong to fall gradually against the currencies of the country’s main trading partners, and then fix it at a level that stimulates exports and discourages imports of cheap consumer goods without causing too much inflation. By the end of 2008, the real exchange rate—in other words the exchange rate after adjusting for the difference between domestic and foreign inflation rates—was about 33 percent higher than the level recorded in January 2004. Vietnamese exporters are penalized and imports had become considerably cheaper. A step by step approach is best, but the monetary authorities must stand ready to intervene if speculators place heavy bets against the fixed rate.

SBV did engineer a modest depreciation of the nominal exchange rate over the past year. As shown in the figure, the VND-USD rate fell by about seven percent from October 2008 to May 2009. But inflation was still higher in Vietnam than in the US, which means that the real exchange rate did not change much. Meanwhile, Korean won has lost 18 percent of its value against the US dollar over the past year, and the Indonesian rupiah is down about 11 percent.

Another issue that deserves more attention is the rate and quality of domestic investment. Viewed from the demand side of the economy, Vietnam’s rapid growth over the past several years was increasingly “investment led” rather than “export led”. Although export values grew quickly after 2005, imports rose even faster. So trade was a net drain on domestic demand. Over the same period, the gap between domestic savings and investment increased quickly. Domestic savings remained stable but investment grew by more than 15 percent per year on average. Growth was most “investment led” in 2007, leading to the property and stock market bubbles and the inflation of 2008. Too much investment was chasing too few good investment opportunities.

Investment led growth is not necessarily a bad thing. If investment decisions are good, and financing is sustainable, high rates of investment today mean more income tomorrow. But if investment is inefficient or financed by too much borrowing, investment led growth can lead to asset and price inflation and financial instability.

This year the trade gap is narrowing, meaning that there will be less demand “leakage” from trade. At the same time, the rise in government consumption is also injecting a large amount of additional demand into the system. If investment and savings are not brought back into balance, the Vietnamese economy will overheat even at low growth rates.

Some of this rebalancing will occur naturally as a result of the decline in foreign direct investment. The government must do its best to ensure that credit growth does not run too far ahead of economic growth, and that public investment is targeted to efficient projects that have sound financing.

To be fair, the World Bank does recommend that the government “strengthen public investment processes, addressing the weaknesses exposed during the overheating phase.” This is a rather timid statement tucked into a box on the last page of the report. Vietnam’s aid donors would perform a valuable service to the country if they paid more attention to the quality and efficiency of public investment for infrastructure and in the state-owned enterprises. Until these decisions are more transparent and accountable, Vietnam will continue to experience successive round of boom and bust in the macroeconomy.

 

Friday, June 5, 2009

Cứng nhắc

Cứng nhắc

Nhân ngày Báo chí 21-6 sắp tới, tôi đang viết một bài tương đối dài về các vấn đề hiện nay của báo chí, chắc sẽ post lên sau. Trước mắt, xin kể một số mẩu chuyện cười… ra nước mắt của làng báo Việt Nam. Tuy nhiên, xin nói trước đây không phải là chuyện hậu trường làng báo bí ẩn gì cả mà toàn là chuyện công khai, có văn bản chính thức hẳn hoi.

Đầu tiên là lệnh cấm quảng cáo hay viết tin bài mà sử dụng đồng đô-la làm đơn vị tiền tệ. Đây là chủ trương đúng vì chưa thấy nước nào tình hình đô-la hóa lại tràn lan như ở nước ta. Tuy nhiên, khi áp dụng vào thực tế, các cơ quan quản lý báo chí lại quá cứng nhắc đến nỗi phê bình các báo… đưa tin về kim ngạch xuất nhập khẩu mà sử dụng đô-la Mỹ! Phê bình như thế thì hầu như tất cả các báo đều dính vì Tổng cục Thống kê, đơn vị cung cấp thông tin cũng sử dụng đô-la Mỹ. Thiệt là một sự áp dụng chỉ thị cứng nhắc đến mù quáng. Họ không hiểu được và không phân biệt được sự khác nhau giữa một nơi bán máy tính niêm yết giá bằng đô-la (một hiện tượng nên cấm) và chuyện sử dụng đô-la Mỹ trong khi tính toán kim ngạch xuất nhập khẩu (một chuyện hoàn toàn bình thường).

Ngay cả lệnh cấm doanh nghiệp quảng cáo niêm yết giá hàng hóa hay dịch vụ bằng đô-la hay ngoại tệ khác cũng phải tùy loại. Những loại hình dịch vụ hay hàng hóa được phép thu bằng ngoại tệ tại Việt Nam thì việc quảng cáo bằng ngoại tệ đương nhiên phải được phép.

Cũng áp dụng lệnh cấm quảng cáo rượu và thuốc lá dưới mọi hình thức, cơ quan quản lý báo chí lại phạt hay phê bình các bài phóng sự trong đó tác giả lỡ miêu tả quá kỹ, nêu tên loại rượu hay loại thuốc lá nhân vật trong bài đang uống hay hút. Thật là chuyện tiếu lâm đến nỗi khi đưa tin quản lý thị trường bắt được bao nhiêu chai rượu lậu hay bao nhiêu bao thuốc lá ngoại, phóng viên cũng không được viết rõ tên loại rượu hay thuốc lá bị tịch thu. Chuyện đăng hình minh họa tin này thì chắc chắn bị phạt rồi.

Đúng là nên cấm quảng cáo rượu và thuốc lá dưới mọi hình thức nhưng cứng nhắc như thế (và sai luật nữa vì bài báo đâu phải là quảng cáo), cơ quan quản lý báo chí không biết mình đang góp phần cho rượu giả, rượu độc hại tung hoành.

Thêm một chuyện nữa. Lâu nay báo đưa tin sai, số sau sẽ đăng đính chính. Nhưng dựa vào việc Luật Báo chí sử dụng từ cải chính, cơ quan quản lý báo chí buộc các báo khi sửa lại một tin hay một chi tiết gì đã đăng sai thì phải dùng từ “cải chính” chứ không được dùng từ “đính chính”. Ai lỡ quên đăng “đính chính” sẽ bị nhắc nhở. Cho đến bây giờ tôi vẫn chưa tìm được lời giải thích thỏa đáng cho sự khác biệt giữa hai từ này và vì sao phải “cải” chứ không được “đính”.

 

 

Cryptocurrency

  Phép thử tiền crypto   Không biết hãng Finder khảo sát ở đâu, với ai mà kết luận đến 41% dân Việt Nam có sở hữu tiền mã hóa (cryptocur...