Tiếu lâm và triết học
Chuyện tiếu lâm và triết học là hai lãnh vực rõ ràng không liên quan gì đến nhau; một bên đọc lướt để cười, một bên nghiền ngẫm để giải đáp những bí ẩn của cuộc đời. Thế nhưng hai tác giả Thomas Cathcart và Daniel Klein lại bỏ công viết một cuốn sách nhằm “tìm hiểu triết học thông qua chuyện tiếu lâm” với tựa đề “Plato và Platypus bước vào quán rượu…” Có lẽ cách hay nhất là dịch chương “Giới thiệu” từ cuốn sách này để chính các tác giả trình bày cho bạn đọc vì sao họ có ý tưởng “quái chiêu” như thế.
* * *
Dimitri: Nếu thần Atlas nâng quả đất trên vai, thế thì ai nâng thần Atlas?
Tasso: Thần Atlas đứng trên lưng con rùa.
Dimitri: Nhưng rùa đứng trên cái gì?
Tasso: Trên một con rùa khác.
Dimitri: Nhưng con rùa ấy đứng trên cái gì?
Tasso: Dimitri thân mến à, toàn là rùa suốt lượt.
* * *
Mẩu đối thoại kiểu Hy Lạp cổ đại này minh họa rõ ràng nhất khái niệm triết học về hồi quy bất tận, cái ý niệm nảy sinh khi ta hỏi về nguyên ủy cuộc sống, về vũ trụ, thời gian và không gian, và quan trọng nhất về một đấng sáng tạo. Phải có cái gì đấy tạo ra đấng sáng tạo cho nên mối dây nhân quả - hay chú rùa – không dừng lại ở đấng sáng tạo được. Hay ngay cả với đấng sáng tạo đứng sau. Hay đứng kế sau nữa. Phải là đấng sáng tạo suốt lượt – dưới.. hay trên, nếu ta thích truy tìm các đấng sáng tạo theo hướng đó.
Nhưng hãy lắng nghe lão Tasso lại một lần nữa. Không chỉ tỏ tường, câu đáp của lão “Toàn rùa suốt lượt” rõ ràng còn mang tính tiếu lâm nữa.
Điều đó không làm chúng tôi ngạc nhiên. Cấu trúc và yếu tố chọc cười của chuyện tiếu lâm cũng giống cấu trúc và yếu tố “ngộ ra” của các khái niệm triết học. Chúng kích thích đầu óc chúng ta theo cùng một cách. Đấy là bởi triết học và truyện cười có cùng xuất phát điểm: làm đảo lộn suy nghĩ bình thường của chúng ta về mọi vật và làm xuất lộ những sự thật bị giấu kín và thường là không hay ho lắm về cuộc đời. Cái mà nhà triết gia gọi là thấu thị, giới tiếu lâm gọi là chìa khóa chọc cười.
Ví dụ, hãy xem chuyện tiếu lâm cổ điển sau. Bề ngoài, trông như chuyện ngu đến bật cười nhưng xét kỹ, nó nói lên cái thâm sâu của triết lý kinh nghiệm chủ nghĩa của người Anh: chúng ta có thể dựa vào loại thông tin nào về thế giới quanh ta đây.
Morty về nhà thấy vợ và thằng bạn thân nhất của mình là Lou nằm trên giường, không mảnh vai che thân. Ngay khi Morty định mở miệng, Lou nhảy khỏi giường và thốt lên: “Trước khi mày có bất kỳ hành động gì, mày phải hỏi chính mày: nên tin tao hay tin vào mắt mày”.
Bằng cách thách thức tính vượt trội của các giác quan, Lou đã đặt ra câu hỏi, loại dữ liệu nào là chắc chắc và tại sao. Cách thu nhận thông tin về thế giới quanh ta – ví dụ, qua mắt – liệu có đáng tin cậy hơn các cách khác – chẳng hạn, tin vào miệng Lou miêu tả hiện thực?
Đây là một ví dụ khác về triết-tiếu lâm, lần này rút ra từ phép loại suy – nếu hai sự việc có cùng kết quả, chúng ắt phải có cùng nguyên nhân.
Một lão ông 90 tuổi đi gặp bác sĩ, hỏi: “Nè bác sĩ, cô vợ 18 tuổi của tôi sắp sinh con”.
Bác sĩ bảo: “Để tôi kể ông nghe một câu chuyện. Một gã đi săn, nhưng thay vì lấy súng lại lấy nhầm cái dù. Khi một con gấu ào đến tấn công, gã bèn giương dù lên, bắn, gấu lăn ra chết”.
Ông lão thốt lên: “Vô lý. Chắc có ai bắn gấu từ hướng khác”.
Bác sĩ nói: “Đấy, tôi cũng nghĩ vậy”.
Không thể tìm ra một ví dụ minh họa nào hay hơn về phép loại suy, một thủ thuật triết học đang được dùng (mà lại dùng sai) trong tranh luận về Thiết kế Thông minh (nghĩa là, nếu có con mắt, ắt trên trời phải có đấng thiết kế mắt).
Chúng tôi có thể kể miết, và thực tế là sẽ kể, từ thuyết bất khả tri đến thiền, từ thông diễn học đến luân hồi. Chúng tôi sẽ chứng minh rằng các khái niệm triết học có thể minh họa bằng chuyện tiếu lâm và nhiều chuyện tiếu lâm hàm chứa những nội dung triết học kỳ thú.
Sinh viên lạc lối vào một lớp triết học thường hy vọng tìm được cách lý giải, chẳng hạn, về ý nghĩa của mọi vật nhưng một gã đầu bù tóc rối, ăn mặt xốc xếch, lừ đừ lên bục giảng, bắt đầu rao giảng về ý nghĩa của “ý nghĩa”.
Gã nói, chuyện gì ra chuyện nấy. Trước khi chúng ta trả lời bất kỳ câu hỏi nào, lớn hay nhỏ, chúng ta cần biết tự bản thân câu hỏi có ý nghĩa gì. Miễn cưỡng lắng nghe, chúng ta lại thấy gã này nói hay ra phết.
Triết học – và triết gia là như thế đấy. Câu hỏi làm nảy sinh câu hỏi, các câu hỏi này làm bật ra hàng loạt câu hỏi khác nữa. Toàn là câu hỏi suốt lượt.
Chúng ta có thể bắt đầu bằng những câu hỏi cơ bản như “Ý nghĩa của mọi vật là gì?” hay “Có tồn tại Thượng đế không?” hay “Làm sao tôi sống đúng với chính mình?” hay “Tôi có vào nhầm lớp không?” nhưng chẳng chóng thì chầy chúng ta sẽ phát hiện ra mình phải hỏi những câu hỏi khác để trả lời những câu nguyên thủy. Quá trình này đã khai sinh ra nhiều ngành triết học, mỗi ngành giải quyết các câu hỏi lớn bằng cách hỏi và cố trả lời những câu hỏi liên quan.
Cho nên “Ý nghĩa của mọi vật là gì?” giải quyết một chuyên ngành gọi là siêu hình học; “Có tồn tại Thượng đế không?” là ngành triết học tôn giáo; “Làm sao tôi sống đúng với chính mình?” thuộc chuyên ngành hiện sinh; “Tôi có vào nhầm lớp không?” là một phân ngành triết học mới gọi là siêu triết học, nơi đặt ra câu hỏi “Triết học là gì?” Cứ thế, mỗi lãnh vực triết học giải quyết những loại câu hỏi và khái niệm khác nhau…
Khi hai đứa chúng tôi lảo đảo bước ra khỏi lớp học đó, chúng tôi bối rối và hoang mang đến nỗi chúng tôi nghĩ đầu óc mình không bao giờ gỡ nỗi mớ bòng bong đao to búa lớn này. Đấy là lúc một gã sinh viên cao học thơ thẩn bước đến, kể cho chúng tôi nghe câu chuyện tiếu lâm về Morty về nhà thấy Lou thằng bạn thân nhất nằm trên giường với vợ mình.
“Đấy mới chính là triết!” – gã nói.
Chúng tôi gọi đấy là triết-tiếu lâm.
Nói thêm: Thomas Cathcart và Daniel Klein tốt nghiệp ngành triết từ đại học Harvard. Sau đó Thomas nghiên cứu đời sống các băng đảng ở
No comments:
Post a Comment