Ai quyết định “chỉ tiêu” GDP?
Nguyễn Vạn Phú
Đã mấy năm rồi, Trung Quốc cố gắng giảm mức tăng GDP để giảm độ nóng của nền kinh tế phát triển quá mức. Nhưng dù tìm cách đưa ra nhiều biện pháp, GDP của nước này vẫn tăng cao hơn mức họ mong muốn cả vài điểm phần trăm. Ngược lại, những nước đã phát triển như Nhật, muốn GDP tăng chỉ nửa điểm phần trăm thôi cũng đã khó.
Nói chuyện này để thấy tăng trưởng GDP đâu phải là một chỉ tiêu chủ quan, muốn như thế nào sẽ được như thế đó. Chưa thấy nước nào lấy một con số tăng trưởng GDP cụ thể làm mục tiêu mang tính pháp lệnh (do Quốc hội thông qua) như ở nước ta. Có chăng, đầu năm chính phủ các nước đưa ra dự báo để các thành phần kinh tế dựa vào đó mà hoạch định chiến lược trong năm. Và trong năm, thỉnh thoảng họ điều chỉnh dự báo này, cũng nhằm mục đích giúp mọi chiến lược kinh tế - xã hội sát với thực tế hơn. Ví dụ Thủ tướng Lý Hiển Long của Singapore đầu tháng này đưa ra dự báo GDP của Singapore sẽ tăng chậm cho đến hết năm 2009. Mức dự báo cũng rất rộng cho năm 2008 – từ 4% đến 6%. Còn Ngân hàng trung ương Nhật Bản cũng vừa điều chỉnh dự báo GDP nước này sẽ tăng 1,5% thay vì mức 2,1% dự báo trước đó mấy tháng.
GDP là do người dân và doanh nghiệp, kể cả dân doanh hay quốc doanh, kể cả trong nước hay nước ngoài, tạo ra. Hoạt động kinh tế tạo ra mức tăng GDP không phải là hoạt động trực tiếp của Chính phủ, càng không phải của các đại biểu Quốc hội – làm sao những nơi này có thể định ra một mức tăng GDP chủ quan được.
Tuy nhiên cũng đúng là mức tăng GDP tùy thuộc rất nhiều vào các chính sách kinh tế của Chính phủ hoạch định hay do Quốc hội thông qua. Hiện nay, nền kinh tế phát triển quá nóng của Việt Nam trong năm 2007 đang gây ra những vấn đề lớn đặc biệt là lạm phát và nhập siêu. Mong muốn của Chính phủ là giảm sự tăng trưởng quá nóng này, ví dụ tốc độ tăng trưởng tín dụng hay đầu tư nhà nước, để giải quyết vấn đề lạm phát. Và một hệ quả có thể dự báo trước là mức tăng GDP năm nay, vì thế sẽ giảm.
Thay vì bàn luận, tranh cãi việc có nên giảm “chỉ tiêu” tăng trưởng GDP xuống còn 7% như đề nghị của Chính phủ hay không, các đại biểu Quốc hội nên yêu cầu Chính phủ làm rõ những biện pháp nào sẽ được thực hiện để đưa ra con số dự báo 7% này. Các biện pháp đó phải được định lượng cụ thể, ví dụ tăng trưởng tín dụng còn bao nhiêu (và có đạt được mức tối đa 30% như dự kiến không khi 4 tháng đầu năm đã tăng 14% trong khi cùng kỳ năm 2007 chỉ tăng 9%); đầu tư công giảm bao nhiêu, giảm ở những dự án nào (khi đã đến tháng 5 rồi mà tiêu chí xác định dự án công cần cắt giảm vẫn chưa có); thuế nhập khẩu và các loại thuế nội địa khác sẽ như thế nào để hạn chế nhập siêu…. Điều Quốc hội cần quyết là các biện pháp đó chứ không phải con số phần trăm tăng trưởng GDP – một con số đến sau như hệ quả của chính sách.
Tăng trưởng GDP, như đã được phân tích nhiều, chưa hẳn đã đem lại lợi ích cho xã hội vì những dự án lãng phí cũng được tính vào GDP. Thay vì chú tâm đến con số này, Quốc hội nên bàn và có chủ trương giảm bớt khó khăn cho đại đa số người dân đang ngày đêm xoay xở với vật giá leo thang, cho doanh nghiệp đang đương đầu với nhiều khó khăn vì làm ăn ngày càng khó.
Thursday, May 22, 2008
Wednesday, May 14, 2008
Dai dien cho cong luan
Họ chỉ là đại diện của công luận
Nguyễn Vạn Phú
Có hai vấn đề nổi lên từ sự việc hai nhà báo Nguyễn Văn Hải (báo Tuổi Trẻ) và Nguyễn Việt Chiến (báo Thanh Niên) bị bắt hôm thứ Hai vì tội “lợi dụng chức vụ và quyền hạn trong khi thi hành công vụ”. Họ bị bắt vì đưa tin bài về vụ được cho là tham nhũng tại Ban Quản lý dự án 18 (PMU 18).
Trước hết, phải nhìn thẳng vào một cái yếu của làng báo Việt Nam: bị nguồn tin chi phối. Chuyện này không lạ và khá phổ biến. Đôi lúc chỉ nghe một nguồn tin, phóng viên có thể viết một bài ảnh hưởng đến người thứ ba mà không phối kiểm nguồn tin và đặc biệt, khi là tin mang tính phê phán, nhiều phóng viên ít lúc nào hỏi thẳng từ người bị phê phán. Một số bài mang danh là điều tra nhưng thật sự chỉ là chép từ hồ sơ vụ án đang thụ lý. Điều nguy hiểm là từ những thông tin loại này, những người viết báo không chuyên có thể bình luận, lên án người trong cuộc thành một áp lực dư luận mạnh mẽ có thể nhấn một con người tận bùn sâu. Vụ PMU 18 là một trường hợp phức tạp – cho đến nay không ai trong giới nhà báo có thể nói là đã nắm rõ mọi tình tiết. Và vì thế, đã xảy ra sai sót, đã có đính chính. Nhà báo Nguyễn Văn Hải trong một nhận xét (comment) trên blog của đồng nghiệp từ ngày 5-10-2007 đã viết: “Trong dòng thông tin ầm ầm tuôn chảy ở vụ PMU18, có nhiều lý do để báo chí bị cuốn theo, và không phải ai cũng nhận ra được mình bị "cuốn đi" như thế nào - trong đó có tôi”.
Dù gì đi nữa, cái yếu kia, giả thử hai nhà báo trên (đây chỉ là giả thử như vậy) có mắc phải, nó cũng không phải là tội hình sự. Với những thông tin đã công khai trên hai tờ Tuổi Trẻ và Thanh Niên hôm thứ Ba, có thể nói hai nhà báo đã dựa vào nguồn tin để đưa tin, viết bài sai mà sau đó các báo đã đính chính. Đấy là sai sót nghiệp vụ, rất đau xót trong nghề báo vì loại sai sót này có thể ảnh hưởng đến người khác. Chính anh Hải đã viết: “Tôi đau và thấm thía”. Nhưng không thể xem đó là tội “lợi dụng chức vụ và quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
Giả thử báo Tuổi Trẻ, báo Thanh Niên đưa tin sai, người bị thiệt hại kiện ra tòa án dân sự, phóng viên phải hầu tòa và chịu trách nhiệm về ngòi bút của mình, thiết nghĩ các phóng viên bị bắt hồi đầu tuần và cả làng báo Việt Nam sẽ “tâm phục, khẩu phục”. Cứ ra trước tòa đối chất, nói hết lý lẽ để nếu nhà báo quên chuyện phối kiểm nguồn tin, họ sẽ được bài học nhớ đời. Nhưng đây là một cuộc điều tra do ngành công an tiến hành, có họp báo, có công bố thông tin – không lẽ nhà báo, người đại diện cho công luận, đem thông tin đến cho công luận lại bị buộc tội “lợi dụng chức vụ và quyền hạn trong khi thi hành công vụ”. Cái sai nếu có là từ nguồn tin có thẩm quyền chứ không phải từ người chuyển tải thông tin.
Chúng tôi nghĩ với việc bắt giam hai nhà báo, cơ quan điều tra cần có một giải thích rõ ràng, sòng phẳng, không chỉ cho bản thân các nhà báo mà còn cho công luận đang trông chờ nhà báo hằng ngày, hằng giờ đem thông tin đến cho họ.
Nguyễn Vạn Phú
Có hai vấn đề nổi lên từ sự việc hai nhà báo Nguyễn Văn Hải (báo Tuổi Trẻ) và Nguyễn Việt Chiến (báo Thanh Niên) bị bắt hôm thứ Hai vì tội “lợi dụng chức vụ và quyền hạn trong khi thi hành công vụ”. Họ bị bắt vì đưa tin bài về vụ được cho là tham nhũng tại Ban Quản lý dự án 18 (PMU 18).
Trước hết, phải nhìn thẳng vào một cái yếu của làng báo Việt Nam: bị nguồn tin chi phối. Chuyện này không lạ và khá phổ biến. Đôi lúc chỉ nghe một nguồn tin, phóng viên có thể viết một bài ảnh hưởng đến người thứ ba mà không phối kiểm nguồn tin và đặc biệt, khi là tin mang tính phê phán, nhiều phóng viên ít lúc nào hỏi thẳng từ người bị phê phán. Một số bài mang danh là điều tra nhưng thật sự chỉ là chép từ hồ sơ vụ án đang thụ lý. Điều nguy hiểm là từ những thông tin loại này, những người viết báo không chuyên có thể bình luận, lên án người trong cuộc thành một áp lực dư luận mạnh mẽ có thể nhấn một con người tận bùn sâu. Vụ PMU 18 là một trường hợp phức tạp – cho đến nay không ai trong giới nhà báo có thể nói là đã nắm rõ mọi tình tiết. Và vì thế, đã xảy ra sai sót, đã có đính chính. Nhà báo Nguyễn Văn Hải trong một nhận xét (comment) trên blog của đồng nghiệp từ ngày 5-10-2007 đã viết: “Trong dòng thông tin ầm ầm tuôn chảy ở vụ PMU18, có nhiều lý do để báo chí bị cuốn theo, và không phải ai cũng nhận ra được mình bị "cuốn đi" như thế nào - trong đó có tôi”.
Dù gì đi nữa, cái yếu kia, giả thử hai nhà báo trên (đây chỉ là giả thử như vậy) có mắc phải, nó cũng không phải là tội hình sự. Với những thông tin đã công khai trên hai tờ Tuổi Trẻ và Thanh Niên hôm thứ Ba, có thể nói hai nhà báo đã dựa vào nguồn tin để đưa tin, viết bài sai mà sau đó các báo đã đính chính. Đấy là sai sót nghiệp vụ, rất đau xót trong nghề báo vì loại sai sót này có thể ảnh hưởng đến người khác. Chính anh Hải đã viết: “Tôi đau và thấm thía”. Nhưng không thể xem đó là tội “lợi dụng chức vụ và quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
Giả thử báo Tuổi Trẻ, báo Thanh Niên đưa tin sai, người bị thiệt hại kiện ra tòa án dân sự, phóng viên phải hầu tòa và chịu trách nhiệm về ngòi bút của mình, thiết nghĩ các phóng viên bị bắt hồi đầu tuần và cả làng báo Việt Nam sẽ “tâm phục, khẩu phục”. Cứ ra trước tòa đối chất, nói hết lý lẽ để nếu nhà báo quên chuyện phối kiểm nguồn tin, họ sẽ được bài học nhớ đời. Nhưng đây là một cuộc điều tra do ngành công an tiến hành, có họp báo, có công bố thông tin – không lẽ nhà báo, người đại diện cho công luận, đem thông tin đến cho công luận lại bị buộc tội “lợi dụng chức vụ và quyền hạn trong khi thi hành công vụ”. Cái sai nếu có là từ nguồn tin có thẩm quyền chứ không phải từ người chuyển tải thông tin.
Chúng tôi nghĩ với việc bắt giam hai nhà báo, cơ quan điều tra cần có một giải thích rõ ràng, sòng phẳng, không chỉ cho bản thân các nhà báo mà còn cho công luận đang trông chờ nhà báo hằng ngày, hằng giờ đem thông tin đến cho họ.
Friday, May 9, 2008
Hu nhau bang Google
Hù nhau bằng Google
Nguyễn Vạn Phú
Dạo này có khá nhiều bài viết, phát biểu hay nhận xét bắt đầu bằng một câu, đại ý nếu vào Google, gõ dòng chữ xxx, thì xuất hiện cả ngàn (chục ngàn hay cả triệu) trang.
Ví dụ, đây là câu mở đầu bài viết “Gu thời trang của MC Thanh Bạch” trên tờ Thời Trang Trẻ: “Cho đến hôm nay, khi nhắc đến Thanh Bạch, báo chí dường như không bỏ sót bất kỳ một chi tiết nào có liên quan đến anh. Chỉ cần gõ từ khóa "Thanh Bạch" và search trên Google, bạn sẽ thấy có 353.000 kết quả chỉ trong 0,19 giây”.
Còn đây là câu đầu tiên của bài “Há cảo” trên tờ Sài Gòn Tiếp Thị: “Vào Google gõ một cái thì há cảo tràn ra cả mấy chục trang”. Tờ Nghề báo số mới nhất cũng có bài bắt đầu theo lối này: “Vào Google, gõ vào dòng chữ “Công ty truyền thông”, trong vòng 0,33 giây, công cụ tìm kiếm trực tuyến này sẽ cho ra 1.440.000 trang web có chuỗi ký tự ấy”.
Nói vậy mà không phải vậy
Có lẽ điều đầu tiên nhiều người sử dụng Google đã biết là khi tìm một cụm từ, nếu chúng ta để cụm từ này trong ngoặc kép, kết quả sẽ khác hẳn so với không để ngoặc kép. Ví dụ với cụm từ “công ty truyền thông”, nếu tìm theo cách thứ nhất, kết quả chỉ là 676.000 trang so với 1.630.000 trang nếu tìm theo cách thứ hai. Vì khi không để trong ngoặc kép, Google sẽ tìm bất kỳ trang web nào có chứa các từ đó, bất kể chúng ở xa nhau tít mù. Xem một trang ngẫu nhiên trong danh sách tìm kiếm theo cách thứ hai, chúng ta sẽ thấy các từ được tìm nằm trong các cụm từ không liên quan gì, như “thông thường”, “dữ liệu truyền”, “có công”…
Thứ nữa, Google là một công cụ tìm kiếm thông tin rất thông minh - nó trả về kết quả theo thói quen của những người tìm kiếm trước đó (tìm cụm từ “Nguyễn Việt Tiến”, nó sẽ cho kết quả ở những trang đầu tiên liên quan đến ông Nguyễn Việt Tiến, nguyên Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải chứ không phải một Nguyễn Việt Tiến bất kỳ vì chính đây là tên được nhiều người trước đó tìm kiếm nhiều). Tuy nhiên, chính điều này làm kết quả tìm kiếm sai lạc không thỏa mãn người cần tìm thông tin. Ví dụ, với từ “há cảo”, đa phần các trang kết quả nói về hệ điều hành Hacao Linux (đây là cụm từ được tìm nhiều hơn món ăn há cảo). Và khi “tiền sử” tìm kiếm của mọi người là như nhau, không có một xu hướng nào vượt trội thì kết quả không phân biệt nghĩa của từ này với từ khác. Trong 353.000 trang có cụm từ “Thanh Bạch”, sẽ có rất nhiều trang có cụm từ này nhưng dùng với nghĩa “trong sạch và giữ được tiết tháo”. Chú ý, nếu dùng Google bình thường kết quả sẽ khác với khi dùng Google Toolbar. Với Google Toolbar, kết quả dựa vào các lần tìm kiếm trước đó nhiều hơn bội lần.
Như vậy chúng ta có thể kết luận các cách nói như minh họa ở đầu bài không chính xác, không có ý nghĩa thống kê gì hết cho dù cụm từ được tìm kiếm đã được cẩn thận bỏ trong ngoặc kép. Tốt nhất nên bỏ lối so sánh này vì nó rất sai lạc mà lại thường được dùng để chứng minh cho một điểm nào đó.
Tìm là thấy
Với những người dùng Google để tìm kiếm thông tin thật sự, những thủ thuật nhỏ, những mánh lới khai thác Google sẽ giúp họ tìm ra thông tin cần tìm nhanh hơn, hiệu quả hơn. Nếu cụm từ mà chúng ta bỏ trong ngoặc kép để tìm càng dài, càng chi tiết, khả năng tìm đúng ngay thông tin chúng ta cần sẽ cao hơn. Nếu chúng ta thêm thành cụm từ “món há cảo”, kết quả sẽ trả về toàn những trang có nhắc đến món thức ăn này. Cũng có những trang nhắc đến “món há cảo” trong một bút ký hay truyện ngắn, không phải là trang chúng ta cần tìm. Nếu mở rộng thành hai cụm “món há cảo” và “cách chế biến” (cả hai đều để trong ngoặc kép) thì chúng ta sẽ tìm thấy một trong các trang đầu tiên bàn đúng đến thông tin chế biến món ăn này.
Tương tự, với nghệ sĩ “Thanh Bạch”, nếu chúng ta thêm từ MC thành “MC Thanh Bạch”, kết quả sẽ chính xác hơn nhiều. Nói khái quát, chúng ta nên xác định thông tin cần tìm là gì, hình dung trong trang web cần tìm chắc chắn sẽ có những cụm từ nào, xong rồi gõ càng nhiều cụm như thế càng tốt (trong ngoặc kép), cơ hội tìm ra thông tin sẽ nhanh hơn. Nếu cần nên kết hợp nhiều cụm từ, thêm bớt nhiều lần để tinh chỉnh kết quả. Nhiều lúc phải dùng một lúc nhiều thủ thuật (xem chi tiết ở bài bên cạnh) mới tìm ra điều chúng ta cần tìm. Nhiều người cũng hay quên Google có công cụ tìm ảnh riêng, nên vào đây khi muốn tìm ảnh và khi muốn tìm thông tin mang tính thời sự nên vào news.google.com sẽ tìm nhanh hơn, chính xác hơn.
Cũng nên lưu ý, tìm ngay trong các trang web cụ thể, kết quả sẽ chính xác hơn dùng Google. Ví dụ chúng ta biết chắc thông tin cần tìm nằm trong trang web của báo Tuổi Trẻ điện tử, nên vào chính ngay trang này và sử dụng công cụ tìm kiếm của chính trang đó.
Các thủ thuật Google
Các thủ thuật này đã phổ biến trên nhiều trang web, xin tóm tắt những thủ thuật thường dùng nhất. Lúc nào không nhớ hết những thủ thuật này, chúng ta có thể vào phần Google Advanced Search là dễ nhất.
- Dùng dấu -: Đôi lúc Google trả về kết quả theo xu hướng tìm kiếm nên không thỏa mãn nhu cầu của chúng ta. Gặp trường hợp này, nên dùng dấu - trước cụm từ không muốn xuất hiện. Ví dụ muốn tìm người bạn cũ tên “Hồ Ngọc Hà” mà không phải là cô ca sĩ nổi tiếng, cứ thử gõ thêm -“ca sĩ” xem sao.
- Tìm trong tiêu đề: Khi biết chắc thông tin cần tìm xuất hiện trong tiêu đề trang web, chúng ta nên sử dụng cách gõ: intitle:“thông tin cần tìm”.
- Tìm trong một trang web cụ thể: Đôi lúc chúng ta chỉ tìm thông tin trong một trang web đã xác định, lúc đó nên gõ: “thông tin cần tìm” site:địa chỉ của trang web đó. Nhớ là sau dấu hai chấm không có dấu cách.
- Tìm trong một loại tập tin cụ thể: Nếu chúng ta biết mình chỉ cần tìm thông tin đó trong tập tin Microsoft Word (.doc) hay Acrobat (.pdf) thì hãy gõ: filetype:doc “Thông tin cần tìm” hay filetype:pdf “Thông tin cần tìm”.
- Dùng Google như một máy tính bỏ túi: Nếu cần chúng ta cứ gõ ngay vào ô tìm kiếm của Google (ví dụ 2+3 hay 2^20), Google sẽ cho ra kết quả tính toán ngay. Tương tự, nếu chúng ta gõ “3 USD in Vietnamese dong” sẽ thấy trang web này tính toán chuyển đổi ngoại tệ luôn cho chúng ta.
Nguyễn Vạn Phú
Dạo này có khá nhiều bài viết, phát biểu hay nhận xét bắt đầu bằng một câu, đại ý nếu vào Google, gõ dòng chữ xxx, thì xuất hiện cả ngàn (chục ngàn hay cả triệu) trang.
Ví dụ, đây là câu mở đầu bài viết “Gu thời trang của MC Thanh Bạch” trên tờ Thời Trang Trẻ: “Cho đến hôm nay, khi nhắc đến Thanh Bạch, báo chí dường như không bỏ sót bất kỳ một chi tiết nào có liên quan đến anh. Chỉ cần gõ từ khóa "Thanh Bạch" và search trên Google, bạn sẽ thấy có 353.000 kết quả chỉ trong 0,19 giây”.
Còn đây là câu đầu tiên của bài “Há cảo” trên tờ Sài Gòn Tiếp Thị: “Vào Google gõ một cái thì há cảo tràn ra cả mấy chục trang”. Tờ Nghề báo số mới nhất cũng có bài bắt đầu theo lối này: “Vào Google, gõ vào dòng chữ “Công ty truyền thông”, trong vòng 0,33 giây, công cụ tìm kiếm trực tuyến này sẽ cho ra 1.440.000 trang web có chuỗi ký tự ấy”.
Nói vậy mà không phải vậy
Có lẽ điều đầu tiên nhiều người sử dụng Google đã biết là khi tìm một cụm từ, nếu chúng ta để cụm từ này trong ngoặc kép, kết quả sẽ khác hẳn so với không để ngoặc kép. Ví dụ với cụm từ “công ty truyền thông”, nếu tìm theo cách thứ nhất, kết quả chỉ là 676.000 trang so với 1.630.000 trang nếu tìm theo cách thứ hai. Vì khi không để trong ngoặc kép, Google sẽ tìm bất kỳ trang web nào có chứa các từ đó, bất kể chúng ở xa nhau tít mù. Xem một trang ngẫu nhiên trong danh sách tìm kiếm theo cách thứ hai, chúng ta sẽ thấy các từ được tìm nằm trong các cụm từ không liên quan gì, như “thông thường”, “dữ liệu truyền”, “có công”…
Thứ nữa, Google là một công cụ tìm kiếm thông tin rất thông minh - nó trả về kết quả theo thói quen của những người tìm kiếm trước đó (tìm cụm từ “Nguyễn Việt Tiến”, nó sẽ cho kết quả ở những trang đầu tiên liên quan đến ông Nguyễn Việt Tiến, nguyên Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải chứ không phải một Nguyễn Việt Tiến bất kỳ vì chính đây là tên được nhiều người trước đó tìm kiếm nhiều). Tuy nhiên, chính điều này làm kết quả tìm kiếm sai lạc không thỏa mãn người cần tìm thông tin. Ví dụ, với từ “há cảo”, đa phần các trang kết quả nói về hệ điều hành Hacao Linux (đây là cụm từ được tìm nhiều hơn món ăn há cảo). Và khi “tiền sử” tìm kiếm của mọi người là như nhau, không có một xu hướng nào vượt trội thì kết quả không phân biệt nghĩa của từ này với từ khác. Trong 353.000 trang có cụm từ “Thanh Bạch”, sẽ có rất nhiều trang có cụm từ này nhưng dùng với nghĩa “trong sạch và giữ được tiết tháo”. Chú ý, nếu dùng Google bình thường kết quả sẽ khác với khi dùng Google Toolbar. Với Google Toolbar, kết quả dựa vào các lần tìm kiếm trước đó nhiều hơn bội lần.
Như vậy chúng ta có thể kết luận các cách nói như minh họa ở đầu bài không chính xác, không có ý nghĩa thống kê gì hết cho dù cụm từ được tìm kiếm đã được cẩn thận bỏ trong ngoặc kép. Tốt nhất nên bỏ lối so sánh này vì nó rất sai lạc mà lại thường được dùng để chứng minh cho một điểm nào đó.
Tìm là thấy
Với những người dùng Google để tìm kiếm thông tin thật sự, những thủ thuật nhỏ, những mánh lới khai thác Google sẽ giúp họ tìm ra thông tin cần tìm nhanh hơn, hiệu quả hơn. Nếu cụm từ mà chúng ta bỏ trong ngoặc kép để tìm càng dài, càng chi tiết, khả năng tìm đúng ngay thông tin chúng ta cần sẽ cao hơn. Nếu chúng ta thêm thành cụm từ “món há cảo”, kết quả sẽ trả về toàn những trang có nhắc đến món thức ăn này. Cũng có những trang nhắc đến “món há cảo” trong một bút ký hay truyện ngắn, không phải là trang chúng ta cần tìm. Nếu mở rộng thành hai cụm “món há cảo” và “cách chế biến” (cả hai đều để trong ngoặc kép) thì chúng ta sẽ tìm thấy một trong các trang đầu tiên bàn đúng đến thông tin chế biến món ăn này.
Tương tự, với nghệ sĩ “Thanh Bạch”, nếu chúng ta thêm từ MC thành “MC Thanh Bạch”, kết quả sẽ chính xác hơn nhiều. Nói khái quát, chúng ta nên xác định thông tin cần tìm là gì, hình dung trong trang web cần tìm chắc chắn sẽ có những cụm từ nào, xong rồi gõ càng nhiều cụm như thế càng tốt (trong ngoặc kép), cơ hội tìm ra thông tin sẽ nhanh hơn. Nếu cần nên kết hợp nhiều cụm từ, thêm bớt nhiều lần để tinh chỉnh kết quả. Nhiều lúc phải dùng một lúc nhiều thủ thuật (xem chi tiết ở bài bên cạnh) mới tìm ra điều chúng ta cần tìm. Nhiều người cũng hay quên Google có công cụ tìm ảnh riêng, nên vào đây khi muốn tìm ảnh và khi muốn tìm thông tin mang tính thời sự nên vào news.google.com sẽ tìm nhanh hơn, chính xác hơn.
Cũng nên lưu ý, tìm ngay trong các trang web cụ thể, kết quả sẽ chính xác hơn dùng Google. Ví dụ chúng ta biết chắc thông tin cần tìm nằm trong trang web của báo Tuổi Trẻ điện tử, nên vào chính ngay trang này và sử dụng công cụ tìm kiếm của chính trang đó.
Các thủ thuật Google
Các thủ thuật này đã phổ biến trên nhiều trang web, xin tóm tắt những thủ thuật thường dùng nhất. Lúc nào không nhớ hết những thủ thuật này, chúng ta có thể vào phần Google Advanced Search là dễ nhất.
- Dùng dấu -: Đôi lúc Google trả về kết quả theo xu hướng tìm kiếm nên không thỏa mãn nhu cầu của chúng ta. Gặp trường hợp này, nên dùng dấu - trước cụm từ không muốn xuất hiện. Ví dụ muốn tìm người bạn cũ tên “Hồ Ngọc Hà” mà không phải là cô ca sĩ nổi tiếng, cứ thử gõ thêm -“ca sĩ” xem sao.
- Tìm trong tiêu đề: Khi biết chắc thông tin cần tìm xuất hiện trong tiêu đề trang web, chúng ta nên sử dụng cách gõ: intitle:“thông tin cần tìm”.
- Tìm trong một trang web cụ thể: Đôi lúc chúng ta chỉ tìm thông tin trong một trang web đã xác định, lúc đó nên gõ: “thông tin cần tìm” site:địa chỉ của trang web đó. Nhớ là sau dấu hai chấm không có dấu cách.
- Tìm trong một loại tập tin cụ thể: Nếu chúng ta biết mình chỉ cần tìm thông tin đó trong tập tin Microsoft Word (.doc) hay Acrobat (.pdf) thì hãy gõ: filetype:doc “Thông tin cần tìm” hay filetype:pdf “Thông tin cần tìm”.
- Dùng Google như một máy tính bỏ túi: Nếu cần chúng ta cứ gõ ngay vào ô tìm kiếm của Google (ví dụ 2+3 hay 2^20), Google sẽ cho ra kết quả tính toán ngay. Tương tự, nếu chúng ta gõ “3 USD in Vietnamese dong” sẽ thấy trang web này tính toán chuyển đổi ngoại tệ luôn cho chúng ta.
Saturday, May 3, 2008
Kinh doanh tren cai doi
Kinh doanh trên cái đói
Nguyễn Vạn Phú
Đã dần hiện rõ thủ phạm chính đằng sau cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu hiện nay chính là các quỹ đầu cơ tài chính. Các lý do khác chỉ là thứ yếu hay diễn ra sau.
Trên số báo ra ngày 19-4, tờ Economist cho biết tính từ đầu tháng 1-2008 đến khoảng giữa tháng 4-2008, giá gạo đã tăng 141%, còn tính từ tháng 1-2007, giá gạo đã tăng gần gấp ba lần. Đó là con số chưa cập nhật vì tính đến cuối tuần trước, giá gạo loại thường tại Thái Lan đã vượt quá mốc 1.000 đô-la/tấn; giá gạo Việt Nam thắng thầu cung cấp cho Philippines từ nay đến tháng 6-2008 là 1.200 đô-la/tấn.
Mức tăng khủng khiếp này không thể lý giải bằng quy luật cung cầu thông thường. Jose Graziano, trưởng đại diện Tổ chức Lương Nông Liên hiệp quốc tại châu Mỹ Latinh và vùng Caribbean tuyên bố hôm 10-4 rằng các quỹ đầu cơ toàn cầu và đồng đô-la yếu là tác nhân chính gây ra hiện tượng tăng giá lương thực trên toàn cầu. “Khủng hoảng này là một cuộc tấn công đầu cơ và sẽ kéo dài” – ông nhận định. Đồng đô-la yếu đã làm cho các quỹ đầu cơ đi tìm cơ hội lợi nhuận ở các loại hàng hóa, đầu tiên là dầu mỏ, vàng bạc và nay là lương thực. Việc đầu cơ như thế, dĩ nhiên, cũng xuất phát từ khả năng lương thực tăng giá vì lượng tiêu thụ tăng trong khi sản lượng giảm. Khi đã thấy được khả năng này, các tay đầu cơ ra tay và làm cho diễn biến tăng giá xảy ra nhanh hơn, khốc liệt hơn. Chính phủ các nước, trước mối nguy rủi ro an ninh lương thực, phải có biện pháp đóng cửa thị trường – cung giảm thì chắc chắn giá càng tăng mãnh liệt.
Tờ New Statesman của Anh cũng có lập luận tương tự khi cho rằng sự “thiếu hụt” lương thực là do hiện tượng đầu cơ vào các hợp đồng tương lai sau khi thị trường phái sinh tài chính trong lãnh vực địa ốc sụp đổ. “Liều lĩnh lùng sục các món lời nhanh, giới đầu cơ rút hàng ngàn tỷ đô-la ra khỏi thị trường cổ phiếu và trái phiếu địa ốc rồi đổ chúng vào lương thực và nguyên liệu thô” – tờ này nhận xét và cho rằng tình hình này có thể gây ra nạn đói kém trên quy mô rộng lớn. Nếu trước đây, giới tài phiệt toàn cầu chỉ tập trung vào cổ phiếu hay ngoại tệ, nay đã chuyển sang tìm “công cụ” tích trữ tài sản – từ vàng đến dầu hỏa, từ bắp đến gạo hay lúa mì và có người còn mua bán hợp đồng tài chính dựa vào nước nữa.
Nếu quan sát việc giao dịch vàng trên sàn giao dịch ở TPHCM, chúng ta thấy vàng chỉ là cái cớ, là công cụ, chẳng khác gì “các con súc sắc”. Người ta đặt cược giá lên hay giá xuống để kiếm lời và giá càng lên hay càng biến động chừng nào, người ta càng dễ làm ra tiền chừng đó. Vấn đề ở chỗ nếu là vàng – biến động giá không gây hại đến ai nhưng nếu là gạo – rõ ràng giới đầu cơ đang kinh doanh trên nỗi khổ của một nửa nhân loại, những người đang sống bằng số tiền dưới 2 đô-la mỗi ngày.
Nhớ lại những năm 2000 khi giá cổ phiếu các công ty kinh doanh trên mạng Internet (dạo đó hay được gọi là các công ty dot.com), giới đầu cơ cũng đã đẩy giá của chúng lên tận trời xanh và sau đó bong bóng dot.com sụp đổ. Những năm gần đây là chứng khoán liên quan đến thị trường địa ốc ở Mỹ, nay bong bóng này nổ tung thì xuất hiện vấn nạn lương thực tăng giá.
Cơ chế của việc đầu cơ thông qua các công cụ phái sinh khá phức tạp. Đại khái giới đầu cơ đánh cược rằng giá gạo sẽ tăng và họ sẽ mua những hợp đồng khống thể hiện mức giá tăng này. Nếu thực tế, giá tăng đúng như họ dự báo, họ sẽ thắng lớn. Để phòng tránh rủi ro, họ sẽ đồng thời mua những hợp đồng với giá ngược lại để lỡ giá không tăng như tính toán, họ vẫn không thua lỗ quá nhiều vì thế động cơ thúc đẩy giá tăng càng lớn. Các loại hợp đồng này sẽ loại trừ lẫn nhau nên khi thanh toán, người ta chỉ “chung chi” lời lỗ; chúng không liên quan gì đến gạo hay lúa mì hay ngô thật sự cả. Tất cả chỉ xảy ra trên giấy tờ nhưng mức giá mua bán kiểu đó tác động ngay đến giá thực tế. Khi hàng loại quỹ đầu cơ nhảy vào cùng cược như vậy, giá cả không thể nào không tăng mạnh theo đúng cái thường được gọi là “xu hướng thị trường”.
Xin đưa ra một ví dụ cụ thể. Một hãng xuất khẩu gạo bỗng lo rằng giá gạo giao tháng 8-2008 sẽ giảm, bèn ký hợp đồng giao sau bán 100.000 tấn gạo với giá 1.300 đô-la/tấn. Một nhà nhập khẩu, kỳ vọng ngược lại là giá gạo vào thời điểm đó sẽ lên cao hơn nên sẵn sàng ký hợp đồng mua ngay lô gạo này. Giả thử đến tháng 8-2008, giá gạo tăng thật lên 1.400 đô-la/tấn, rõ ràng nhà nhập khẩu này lãi 100 đô-la/tấn. Nhưng đó chỉ là khởi đầu của câu chuyện đầu cơ. Hiện nay có hàng ngàn nhà nhập khẩu và hàng ngàn quỹ đầu cơ sẵn sàng nhảy vào tranh mua cho bằng được hợp đồng giao sau này. Giả thử một quỹ đầu cơ nào đó mua được hợp đồng này xong, họ sẽ đem nó ra rao bán cho nhà đầu cơ thứ hai, nhà đầu cơ này rao bán cho nhà đầu cơ thứ ba và cứ thế các quỹ cứ mua đi bán lại loại hợp đồng như thế hàng ngày hàng giờ trên khắp thế giới. Tin tức người dẫn phẫn nộ, biểu tình vì giá gạo tăng vọt càng làm các quỹ tranh nhau mua với giá càng cao hơn vì họ tin chắc giá còn tăng nữa.
Tờ BusinessWeek số ra ngày 23-4 đã vẽ chân dung một tay quản lý quỹ như thế - Dwight Anderson, quản lý quỹ Ospraie, quỹ hedge fund chuyên đầu cơ vào lương thực lớn nhất thế giới. Thế nhưng chân dung này chỉ kể lại những câu chuyện đi khảo sát thị trường lương thực của những năm trước vì năm nay Anderson lánh mặt báo chí, thậm chí mua bản quyền hết mọi hình ảnh của ông ta để không báo nào được quyền đăng ảnh mình. Có lẽ tin tức về mức lãi khổng lồ của Ospraie đi kèm với hình ảnh người dân ốm đói chìa tay nhận phần gạo phát chẩn ít ỏi làm ông này xấu mặt.
Hiện nay các ngân hàng đầu tư lớn đều xuất bản đều đặn các bản tin phân tích tình hình tài chính cho thân chủ của họ. Đọc các bản tin này, chúng ta sẽ phần nào hiểu được chuyện gì đang xảy ra đằng sau cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu. Ví dụ một ngân hàng tầm cỡ điểm lại tin Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo, tin mất mùa ở một số nước và đưa ra lời khuyên nên đầu tư vào một số quỹ chuyên mua bán lương thực như vầy, như vầy. Rõ ràng, người dân thế giới càng đói khổ, các quỹ như thế càng trông chờ vào mức lợi nhuận tăng vọt, “so với cùng kỳ năm trước”. Một sự làm giàu không thể chấp nhận được.
Chính vì vậy, lời kêu gọi kiểm soát chặt chẽ các quỹ đầu cơ (hedge funds) đang ngày càng được chú ý. Ngay chính ở Mỹ vào tuần trước, hàng loạt hãng sản xuất lương thực lớn lên án các quỹ đầu cơ gây ra bất ổn trên thị trường vì dù giá lên, đa phần lợi nhuận rơi vào tay các quỹ này do cơ chế hợp đồng tương lai. Họ cho rằng việc đầu cơ vào các hợp đồng giao sau đang phá vỡ thị trường, quy luật cung cầu không còn phát huy tác dụng. Ủy ban Giao dịch Hợp đồng Hàng hóa triển kỳ triệu tập nhiều quỹ đầu cơ đến giải trình. Hiện đang có ít nhất 8.000 quỹ như thế với khoản tiền gần 2.000 tỷ đô-la để khuấy đảo thị trường. Vì thân chủ của chúng là các nhà đầu tư tổ chức và các cá nhân tỉ phú, chúng không bị buộc tiết lộ thông tin hay báo cáo hoạt động như các quỹ đại chúng.
Điều nguy hiểm là cũng như bóng bóng dot.com, địa ốc đã xẹp, bong bóng giá lương thực cũng đến lúc nổ tung – khả năng giá xẹp nhanh dễ xảy ra vì giới đầu cơ đang bị áp lực dư luận quốc tế bắt đầu lên án. Họ sẽ xoay qua kinh doanh trên xu hướng giá giảm. Nếu điều này xảy ra sẽ là đại họa ở chiều hướng khác. Hiện nay nhiều nước đã lên kế hoạch tăng diện tích canh tác; giả thử cung vượt cầu một chút thôi, bong bóng lương thực xẹp nhanh sẽ dìm giá nông sản xuống vực – lúc đó cũng chính người nông dân sẽ đói trên cánh đồng trĩu lúa của mình.
Nguyễn Vạn Phú
Đã dần hiện rõ thủ phạm chính đằng sau cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu hiện nay chính là các quỹ đầu cơ tài chính. Các lý do khác chỉ là thứ yếu hay diễn ra sau.
Trên số báo ra ngày 19-4, tờ Economist cho biết tính từ đầu tháng 1-2008 đến khoảng giữa tháng 4-2008, giá gạo đã tăng 141%, còn tính từ tháng 1-2007, giá gạo đã tăng gần gấp ba lần. Đó là con số chưa cập nhật vì tính đến cuối tuần trước, giá gạo loại thường tại Thái Lan đã vượt quá mốc 1.000 đô-la/tấn; giá gạo Việt Nam thắng thầu cung cấp cho Philippines từ nay đến tháng 6-2008 là 1.200 đô-la/tấn.
Mức tăng khủng khiếp này không thể lý giải bằng quy luật cung cầu thông thường. Jose Graziano, trưởng đại diện Tổ chức Lương Nông Liên hiệp quốc tại châu Mỹ Latinh và vùng Caribbean tuyên bố hôm 10-4 rằng các quỹ đầu cơ toàn cầu và đồng đô-la yếu là tác nhân chính gây ra hiện tượng tăng giá lương thực trên toàn cầu. “Khủng hoảng này là một cuộc tấn công đầu cơ và sẽ kéo dài” – ông nhận định. Đồng đô-la yếu đã làm cho các quỹ đầu cơ đi tìm cơ hội lợi nhuận ở các loại hàng hóa, đầu tiên là dầu mỏ, vàng bạc và nay là lương thực. Việc đầu cơ như thế, dĩ nhiên, cũng xuất phát từ khả năng lương thực tăng giá vì lượng tiêu thụ tăng trong khi sản lượng giảm. Khi đã thấy được khả năng này, các tay đầu cơ ra tay và làm cho diễn biến tăng giá xảy ra nhanh hơn, khốc liệt hơn. Chính phủ các nước, trước mối nguy rủi ro an ninh lương thực, phải có biện pháp đóng cửa thị trường – cung giảm thì chắc chắn giá càng tăng mãnh liệt.
Tờ New Statesman của Anh cũng có lập luận tương tự khi cho rằng sự “thiếu hụt” lương thực là do hiện tượng đầu cơ vào các hợp đồng tương lai sau khi thị trường phái sinh tài chính trong lãnh vực địa ốc sụp đổ. “Liều lĩnh lùng sục các món lời nhanh, giới đầu cơ rút hàng ngàn tỷ đô-la ra khỏi thị trường cổ phiếu và trái phiếu địa ốc rồi đổ chúng vào lương thực và nguyên liệu thô” – tờ này nhận xét và cho rằng tình hình này có thể gây ra nạn đói kém trên quy mô rộng lớn. Nếu trước đây, giới tài phiệt toàn cầu chỉ tập trung vào cổ phiếu hay ngoại tệ, nay đã chuyển sang tìm “công cụ” tích trữ tài sản – từ vàng đến dầu hỏa, từ bắp đến gạo hay lúa mì và có người còn mua bán hợp đồng tài chính dựa vào nước nữa.
Nếu quan sát việc giao dịch vàng trên sàn giao dịch ở TPHCM, chúng ta thấy vàng chỉ là cái cớ, là công cụ, chẳng khác gì “các con súc sắc”. Người ta đặt cược giá lên hay giá xuống để kiếm lời và giá càng lên hay càng biến động chừng nào, người ta càng dễ làm ra tiền chừng đó. Vấn đề ở chỗ nếu là vàng – biến động giá không gây hại đến ai nhưng nếu là gạo – rõ ràng giới đầu cơ đang kinh doanh trên nỗi khổ của một nửa nhân loại, những người đang sống bằng số tiền dưới 2 đô-la mỗi ngày.
Nhớ lại những năm 2000 khi giá cổ phiếu các công ty kinh doanh trên mạng Internet (dạo đó hay được gọi là các công ty dot.com), giới đầu cơ cũng đã đẩy giá của chúng lên tận trời xanh và sau đó bong bóng dot.com sụp đổ. Những năm gần đây là chứng khoán liên quan đến thị trường địa ốc ở Mỹ, nay bong bóng này nổ tung thì xuất hiện vấn nạn lương thực tăng giá.
Cơ chế của việc đầu cơ thông qua các công cụ phái sinh khá phức tạp. Đại khái giới đầu cơ đánh cược rằng giá gạo sẽ tăng và họ sẽ mua những hợp đồng khống thể hiện mức giá tăng này. Nếu thực tế, giá tăng đúng như họ dự báo, họ sẽ thắng lớn. Để phòng tránh rủi ro, họ sẽ đồng thời mua những hợp đồng với giá ngược lại để lỡ giá không tăng như tính toán, họ vẫn không thua lỗ quá nhiều vì thế động cơ thúc đẩy giá tăng càng lớn. Các loại hợp đồng này sẽ loại trừ lẫn nhau nên khi thanh toán, người ta chỉ “chung chi” lời lỗ; chúng không liên quan gì đến gạo hay lúa mì hay ngô thật sự cả. Tất cả chỉ xảy ra trên giấy tờ nhưng mức giá mua bán kiểu đó tác động ngay đến giá thực tế. Khi hàng loại quỹ đầu cơ nhảy vào cùng cược như vậy, giá cả không thể nào không tăng mạnh theo đúng cái thường được gọi là “xu hướng thị trường”.
Xin đưa ra một ví dụ cụ thể. Một hãng xuất khẩu gạo bỗng lo rằng giá gạo giao tháng 8-2008 sẽ giảm, bèn ký hợp đồng giao sau bán 100.000 tấn gạo với giá 1.300 đô-la/tấn. Một nhà nhập khẩu, kỳ vọng ngược lại là giá gạo vào thời điểm đó sẽ lên cao hơn nên sẵn sàng ký hợp đồng mua ngay lô gạo này. Giả thử đến tháng 8-2008, giá gạo tăng thật lên 1.400 đô-la/tấn, rõ ràng nhà nhập khẩu này lãi 100 đô-la/tấn. Nhưng đó chỉ là khởi đầu của câu chuyện đầu cơ. Hiện nay có hàng ngàn nhà nhập khẩu và hàng ngàn quỹ đầu cơ sẵn sàng nhảy vào tranh mua cho bằng được hợp đồng giao sau này. Giả thử một quỹ đầu cơ nào đó mua được hợp đồng này xong, họ sẽ đem nó ra rao bán cho nhà đầu cơ thứ hai, nhà đầu cơ này rao bán cho nhà đầu cơ thứ ba và cứ thế các quỹ cứ mua đi bán lại loại hợp đồng như thế hàng ngày hàng giờ trên khắp thế giới. Tin tức người dẫn phẫn nộ, biểu tình vì giá gạo tăng vọt càng làm các quỹ tranh nhau mua với giá càng cao hơn vì họ tin chắc giá còn tăng nữa.
Tờ BusinessWeek số ra ngày 23-4 đã vẽ chân dung một tay quản lý quỹ như thế - Dwight Anderson, quản lý quỹ Ospraie, quỹ hedge fund chuyên đầu cơ vào lương thực lớn nhất thế giới. Thế nhưng chân dung này chỉ kể lại những câu chuyện đi khảo sát thị trường lương thực của những năm trước vì năm nay Anderson lánh mặt báo chí, thậm chí mua bản quyền hết mọi hình ảnh của ông ta để không báo nào được quyền đăng ảnh mình. Có lẽ tin tức về mức lãi khổng lồ của Ospraie đi kèm với hình ảnh người dân ốm đói chìa tay nhận phần gạo phát chẩn ít ỏi làm ông này xấu mặt.
Hiện nay các ngân hàng đầu tư lớn đều xuất bản đều đặn các bản tin phân tích tình hình tài chính cho thân chủ của họ. Đọc các bản tin này, chúng ta sẽ phần nào hiểu được chuyện gì đang xảy ra đằng sau cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu. Ví dụ một ngân hàng tầm cỡ điểm lại tin Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo, tin mất mùa ở một số nước và đưa ra lời khuyên nên đầu tư vào một số quỹ chuyên mua bán lương thực như vầy, như vầy. Rõ ràng, người dân thế giới càng đói khổ, các quỹ như thế càng trông chờ vào mức lợi nhuận tăng vọt, “so với cùng kỳ năm trước”. Một sự làm giàu không thể chấp nhận được.
Chính vì vậy, lời kêu gọi kiểm soát chặt chẽ các quỹ đầu cơ (hedge funds) đang ngày càng được chú ý. Ngay chính ở Mỹ vào tuần trước, hàng loạt hãng sản xuất lương thực lớn lên án các quỹ đầu cơ gây ra bất ổn trên thị trường vì dù giá lên, đa phần lợi nhuận rơi vào tay các quỹ này do cơ chế hợp đồng tương lai. Họ cho rằng việc đầu cơ vào các hợp đồng giao sau đang phá vỡ thị trường, quy luật cung cầu không còn phát huy tác dụng. Ủy ban Giao dịch Hợp đồng Hàng hóa triển kỳ triệu tập nhiều quỹ đầu cơ đến giải trình. Hiện đang có ít nhất 8.000 quỹ như thế với khoản tiền gần 2.000 tỷ đô-la để khuấy đảo thị trường. Vì thân chủ của chúng là các nhà đầu tư tổ chức và các cá nhân tỉ phú, chúng không bị buộc tiết lộ thông tin hay báo cáo hoạt động như các quỹ đại chúng.
Điều nguy hiểm là cũng như bóng bóng dot.com, địa ốc đã xẹp, bong bóng giá lương thực cũng đến lúc nổ tung – khả năng giá xẹp nhanh dễ xảy ra vì giới đầu cơ đang bị áp lực dư luận quốc tế bắt đầu lên án. Họ sẽ xoay qua kinh doanh trên xu hướng giá giảm. Nếu điều này xảy ra sẽ là đại họa ở chiều hướng khác. Hiện nay nhiều nước đã lên kế hoạch tăng diện tích canh tác; giả thử cung vượt cầu một chút thôi, bong bóng lương thực xẹp nhanh sẽ dìm giá nông sản xuống vực – lúc đó cũng chính người nông dân sẽ đói trên cánh đồng trĩu lúa của mình.
Subscribe to:
Posts (Atom)
AI - hype and reality
AI – cường điệu và thực tế Nguyễn Vạn Phú Bạn đôi lúc có cảm giác hơi hơi mặc cảm vì chung quanh đọc đâu cũng thấy bàn về AI (trí tuệ ...
-
“Đơn vị sự nghiệp công lập có thu” là cái chi chi? Khi Bộ Tài chính công bố “Quy chế thí điểm chuyển đơn vị sự nghiệp công lập có thu thàn...
-
AI – cường điệu và thực tế Nguyễn Vạn Phú Bạn đôi lúc có cảm giác hơi hơi mặc cảm vì chung quanh đọc đâu cũng thấy bàn về AI (trí tuệ ...
-
Đấu giá ngược Phiên đấu thầu bán vàng miếng đầu tiên của Ngân hàng Nhà nước tổ chức hôm qua bị các báo sáng nay phê phán dữ quá. Báo T...