Lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh
Tôi nhận được một số phản hồi từ bài phỏng vấn GS Porter. Đa phần tỏ ra không đồng ý với câu trả lời của ông về khái niệm “cái bẫy trào lưu mậu dịch tự do” và tỏ ý chờ đợi xem Báo cáo Năng lực Cạnh tranh Việt Nam có đưa ra được gì mới không.
Có một số bạn nhân đó hỏi vì sao có lúc nói lợi thế so sánh, có lúc nói lợi thế cạnh tranh. Về điểm này, tôi từng viết một bài (bài “Đi tìm lợi thế cạnh tranh” – đăng trên TTCT từ năm 2004 khi Việt
Xin trích lại ở đây để lưu trên blog này luôn thể:
Đi tìm lợi thế cạnh tranh
Trước những thất bại thấy rõ của những chương trình như mía đường, ximăng lò đứng..., nhiều người tự hỏi nên chăng chúng ta chỉ làm những gì chúng ta có ưu thế, còn lại thà nhập khẩu hơn là sản xuất ra hàng hóa bán không ai mua vì giá thành quá cao? Vấn đề càng cấp bách khi VN trước sau gì cũng gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và phải gỡ bỏ hầu hết mọi rào cản thương mại, đầu tư, cân nhắc đầu tư vào đâu cho có lợi nhất là một bài toán khó.
Câu hỏi này thật ra được thế giới đặt ra từ lâu và lần hồi qua chiêm nghiệm và kinh nghiệm thực tiễn đã hình thành nên những lý thuyết làm nền tảng cho thương mại quốc tế. Đầu tiên, từ thời Adam Smith đã nổi lên lý thuyết lợi thế tuyệt đối, lập luận đúng y như câu hỏi ở trên. Người ta còn khẳng định nhờ chuyên biệt hóa, mỗi nước sẽ hình thành kinh nghiệm, tay nghề sẽ ngày càng tinh xảo và nhờ thế sẽ cạnh tranh dễ dàng với nước khác. Lợi thế tuyệt đối của mỗi nước sẽ được củng cố bằng lợi thế tự nhiên như giàu tài nguyên thiên nhiên, nhân công dồi dào, giá rẻ... cũng như những lợi thế có được nhờ tiến bộ trong khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý để bù đắp những thiếu hụt về tài nguyên, chẳng hạn.
Nếu chỉ cân nhắc đến lợi thế tuyệt đối như vậy, rõ ràng chúng ta chỉ nên sản xuất và xuất khẩu gạo, cà phê, tiêu, hạt điều... mà không nên tốn công sức thử gắng tiến thêm một bước chế biến các sản phẩm này để kiếm thêm tiền nhờ giá trị gia tăng. Theo dòng suy nghĩ này, chúng ta cũng không nên tính đến chuyện xa vời như sản xuất linh kiện máy vi tính hay tivi vì người ta đã làm giỏi hơn, rẻ hơn ta nhiều.
Sự đời không đơn giản như thế. Xin lấy một ví dụ từ cuộc sống bình thường để dễ hình dung. Giả thử có ông bác sĩ tay nghề chuyên môn giỏi mà công việc quản lý sổ sách văn phòng cũng giỏi luôn. Như thế ông này có nên áp dụng lý thuyết lợi thế tuyệt đối để tự mình làm hết mọi chuyện, từ khám chữa bệnh đến quản lý phòng khám? Chắc chắn là không; ông ta sẽ thuê cô thư ký để lo chuyện sổ sách mặc dù cô này làm chậm hơn ông - để ông tận dụng hết thời giờ khám chữa bệnh, vừa cứu được nhiều người vừa thu tiền nhiều hơn chứ.
Với lập luận tương tự, David Ricardo triển khai lý thuyết lợi thế tuyệt đối thành lợi thế so sánh, khi các nước phải nhường bớt những công đoạn dù đang chiếm lợi thế tuyệt đối cho nước khác để tập trung làm những gì đem lại lợi ích nhiều nhất cho họ, để tận dụng tác động của chi phí cơ hội. Giả thử trước nay Singapore chuyên nhập hạt điều của VN về chế biến để xuất khẩu đi khắp thế giới vì họ có lợi thế tuyệt đối hơn hẳn VN trong kỹ thuật chế biến và quan hệ bạn hàng, kinh nghiệm buôn bán...
Nhưng bỗng chốc họ nhận ra để đồng vốn đó, nhân công đó đi chế biến món khác thì có lời hơn, đầu tiên họ sẽ tìm cách đầu tư vào VN để vẫn tiếp tục tận dụng các lợi thế nói trên thêm một thời gian nữa. Và có thể sau đó họ bỏ hẳn thị trường cho các công ty VN làm. Như vậy Singapore, trong giả định này, vẫn có lợi thế tuyệt đối so với VN nhưng VN dần dần tạo ra lợi thế so sánh hơn hẳn
Đến đây chúng ta đã thấy sự nhanh nhạy của giới kinh doanh, đầu tư là làm sao nhận ra được lợi thế so sánh của mình, chớp thời cơ để vươn lên, vượt qua mặc cảm thua thiệt “tuyệt đối”. Điều này cũng giải thích nguyên nhân của các dòng chảy vốn đầu tư, như Cannon vào VN để sản xuất máy in cho nhiều thị trường khác; hay lý do đằng sau nhiều dự án khác vì lợi thế cạnh tranh tùy thuộc rất nhiều yếu tố, kể cả có hay không rào cản thương mại.
Tuy nhiên, lý thuyết lợi thế so sánh xem chừng cũng chỉ gán cho mỗi nước một công việc một cách khiên cưỡng, trong cái gọi là phân công lao động toàn cầu. Không lẽ các nước không đóng vai trò gì để cải thiện số phận đã được phân công cho mình? Cho dù toàn cầu hóa đã đạt đến qui mô chưa từng có, vẫn còn đó những rào cản rất lớn như khác biệt văn hóa, cách trở địa lý, quyền lợi dân tộc, nhất là sự lan rộng của chủ nghĩa khủng bố và nỗ lực chống khủng bố hiện nay.
Nhìn lại chính sách bảo hộ nông nghiệp của nhiều nước, chúng ta thấy ngay quyền lợi người dân gắn liền với sinh mệnh chính trị của các đảng phái làm cho lý thuyết lợi thế so sánh không phải lúc nào cũng đúng. Sản xuất gạo ở Nhật đắt gấp chục lần nhập khẩu gạo từ nước khác, thế mà Chính phủ Nhật vẫn phải bỏ tiền trợ cấp cho nông dân Nhật trồng lúa và dùng thuế cao cản trở hàng nhập khẩu. Tình hình cũng tương tự trong sản xuất đường ở châu Âu hay nhiều loại nông sản khác ở Mỹ.
Nói vậy để thấy trong đàm phán gia nhập WTO, chúng ta đòi hỏi một lộ trình là để kéo dài và nâng cao lợi thế so sánh của một số ngành nghề trong nước trước khi phải tháo dỡ hoàn toàn mọi biện pháp bảo hộ, để doanh nghiệp tự tạo lợi thế so sánh của chính mình.
Thực tế phát triển kinh tế ở nhiều nước đã giúp hình thành các lý thuyết khác, mà gần đây nhất là lý thuyết về lợi thế cạnh tranh của Michael Porter. Để đạt được lợi thế cạnh tranh, các nước và doanh nghiệp phải chủ động trong xây dựng các yếu tố, trong đó có một yếu tố gần gũi với chủ đề chúng ta đang đề cập – các nền công nghiệp phụ trợ.
Từ việc nhận ra nhu cầu của thị trường, trước tiên là thị trường trong nước, kết hợp với các lợi thế trong lao động, tài nguyên, vốn liếng, kỹ thuật, một ngành công nghiệp sẽ có lợi thế cạnh tranh nếu có thêm những ngành công nghiệp liên quan hỗ trợ. Lợi thế cạnh tranh này càng củng cố nếu được sự hỗ trợ của chính quyền trong việc tháo bỏ những rào cản hành chính, xây dựng một môi trường kinh doanh bình đẳng, tiên liệu được để doanh nghiệp ngày càng hoàn thiện mình qua cạnh tranh, nâng cao năng suất tổng thể.
Dĩ nhiên, toàn cầu hóa đóng vai trò quan trọng trong việc xác định các yếu tố này; chẳng hạn, nhu cầu thị trường không nhất thiết đến từ trong nước mà từ xuất khẩu, vốn hay công nghệ vẫn có thể mua hay thu hút từ nhà đầu tư nước ngoài và công nghiệp phụ trợ phải hiểu trên qui mô toàn khu vực hay toàn cầu – linh kiện có thể nhập dễ dàng để cung ứng cho sản xuất trong nước. Các tập đoàn đa quốc gia chọn nơi để làm căn cứ sản xuất cho thị trường toàn cầu của họ cũng dựa vào toan tính trên những yếu tố cạnh tranh này.
Quay trở lại câu hỏi ở đầu bài, câu trả lời không đơn giản như chúng ta nghĩ – xác định đâu là lợi thế so sánh của chúng ta, chúng ta có thể làm gì để tạo lợi thế cạnh tranh – là bài toán doanh nghiệp nào cũng phải cân nhắc trước khi bắt tay vào một dự án nào đó cụ thể dựa vào những yếu tố nói trên qua những nghiên cứu thị trường bài bản.
Điều chúng ta có thể khẳng định vai trò của Nhà nước trong quá trình này là làm sao tạo mọi điều kiện để doanh nghiệp, cả trong và ngoài nước, tạo lợi thế cạnh tranh cho họ. Chính sách của Nhà nước sẽ phát ra tín hiệu cho thị trường và thị trường, trong nỗ lực tối ưu hóa nguồn lực của mình trên bình diện quốc gia và toàn cầu, sẽ nhanh chóng đáp ứng – nếu tín hiệu tiêu cực, không tạo ra lợi thế cạnh tranh, nhà đầu tư sẽ không bỏ tiền ra hay chuyển đồng tiền của mình đi nơi khác; còn nếu tín hiệu tích cực, Nhà nước không cần kêu gọi nhiều, người ta cũng sẽ nhanh chóng lập dự án, tận dụng thời cơ. Ngược lại, mọi nỗ lực như đổ tiền thuế của người dân vào dự án xây dựng công nghiệp xe hơi nội địa như ở Malaysia chỉ làm méo mó thị trường một thời gian rồi kết thúc trong thất bại.
Xét cho cùng, lợi thế cạnh tranh sẽ không có ý nghĩa gì nếu chỉ dựa vào việc tạo ra những ưu thế giả tạo, chỉ tồn tại trong thời gian ngắn hay những ưu thế bất lợi cho người dân như giá công nhân rẻ hay tận dụng tài nguyên bất kể hậu quả môi trường.
Nếu đọc bài trên, các bạn sẽ thấy câu hỏi về “cái bẫy trào lưu mậu dịch tự do” chỉ là một cách để GS Porter nói thêm về lý thuyết “lợi thế cạnh tranh” của ông như một giải pháp vượt ra “lời nguyền” lợi thế so sánh.
Bởi lý thuyết lợi thế cạnh tranh cho rằng một nước không thể cứ cạnh tranh mãi dựa trên nguồn lao động rẻ, tài nguyên dồi dào mà phải từng bước trèo lên các bậc thang chuỗi giá trị, sản xuất hàng ngày càng có chất lượng cao hơn để hưởng phần lớn hơn. Động lực thúc đẩy cho quá trình này là tăng năng suất, tận dụng nguồn lực, tạo ra sự khác biệt để từ đó hình thành lợi thế cạnh tranh về giá hay về sự khác biệt. Và vai trò của Nhà nước là làm bà đỡ cho quá trình như thế được diễn ra một cách thuận lợi nhất.
Chính vì thế một bạn đã nhận xét:
Tôi đọc bài phỏng vấn GS Porter (cả bản tiếng Anh lẫn tiếng Việt) và có cảm giác ông không hiểu lắm câu hỏi thứ 2. Thật ra quan điểm của GS Thọ về bẫy xu hướng mậu dịch tự do hình như đâu mâu thuẫn với lý thuyết lợi thế cạnh tranh - chính vì "static comparative advantage" dẫn tới việc phụ thuộc vào xuất khẩu tài nguyên nên mới cần "dynamic comparative advantage" (ở đây là những ngành có giá trị gia tăng cao mà lý thuyết về lợi thế cạnh tranh của GS Porter hình như có đề cập đến).
Chắc do sợ GS Thọ kêu gọi VN quay về thời kì bế quan tỏa cảng (chắc là không!) nên GS Porter mới gọi nó là "serious mistake", chứ tôi thấy chuyện chuyển từ "free trade" sang "managed trade" là xu hướng chung rồi. Đó cũng là lí do người ta chuyển từ đồng thuận Washington (Washington consensus, nhấn mạnh đến tự do hóa tài chính, thương mại,...) sang đồng thuận Santiago (Santiago consensus, không nhấn mạnh đến tự do thương mại hay dân chủ, mà chú trọng đến đầu tư nhân lực, giảm nghèo,...).
Một nhận xét khác:
Tôi có cảm giác nhiều bài báo kinh tế ở Việt
Đôi khi tôi thắc mắc: ở VN, những ngành thâm dụng lao động giá rẻ là lợi thế so sánh, lợi thế cạnh tranh, hay cả hai? Hai cụm từ này khác nhau và giống nhau ra sao?
Vì thế mới có entry này.
Đáng tiếc là thực tế ở Việt Nam mấy năm qua, từ khi gia nhập WTO, không những không tạo ra cho mình lợi thế cạnh tranh mà còn để mất nhiều lợi thế so sánh khác hay không tạo ra cho mình lợi thế so sánh mới. Việc phải nhập khẩu cả tăm tre, rồi các doanh nghiệp nước ngoài như Sony, từ bỏ định hướng sản xuất chuyển sang làm công ty thương mại nhập hàng vào Việt Nam để bán (ngay cả Coca-Cola cũng nhập nước giải khát vào bán vì lãi nhiều hơn) cho thấy điều đó. Hệ quả là nhập siêu ngày càng lớn. Đó chính là cái bẫy của trào lưu mậu dịch tự do khi các lợi thế so sánh của Việt
No comments:
Post a Comment