Trở lại chuyện
GDP và GNI
Nếu tính cho đúng thì
tổng thu nhập quốc dân của Việt Nam năm ngoái bị giảm đi 7,5 tỷ đô-la; thu nhập
đầu người của dân Việt Nam
giảm 196 đô-la. Số giảm này chạy đi đâu, vào tay ai và vì sao có chuyện kỳ lạ
này?
Đầu tư nước ngoài (cả trực tiếp lẫn
gián tiếp) ngày càng chiếm một tỷ lệ quan trọng trong nền kinh tế. Chỉ cần quan
sát trên thị trường cũng có thể thấy từ những sản phẩm đơn giản như bột giặt,
kem đánh răng đến các sản phẩm lâu bền như TV, tủ lạnh rồi những sản phẩm đắt
tiền như máy tính, xe hơi… toàn là hàng của các doanh nghiệp FDI sản xuất hay
lắp ráp. Đầu tư nước ngoài hiện đang lấn sang những lãnh vực trước đây là của
doanh nghiệp trong nước như nhà hàng và nhiều loại dịch vụ, mua nông sản như cà
phê, sản xuất thức ăn chăn nuôi gia súc, bán lẻ. Lần lượt các tên tuổi trong
nước gầy dựng từ thời mở cửa đến nay đã sang tay cho nhà đầu tư nước ngoài.
Có cách nào để đo lường sự thay
đổi này?
Có lẽ mọi người đều biết ngoài
GDP ra, người ta còn tính GNI để biết chính xác hơn công dân một nước làm ra
bao nhiêu để loại trừ công dân nước ngoài đang làm ăn trên nước họ. Trong khi
GDP (tổng sản phẩm quốc nội) tính theo địa bàn lãnh thổ thì GNI (tổng thu nhập quốc
dân) tính theo công dân hay pháp nhân của nước đó, bất kể họ đang ở đâu. Bởi
vậy một nhà máy của người Nhật đầu tư ở Việt Nam
thì lợi nhuận ròng của họ được tính vào GNI của Nhật chứ không phải của Việt Nam . Nói
cách khác, GNI bằng GDP + thu nhập sở hữu – chi trả sở hữu.
Số liệu của World Bank (GDP và
GNI theo giá thực tế) cho thấy chênh lệch giữa GDP và GNI của Việt Nam ngày
càng lớn (xem bảng).
2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012
GDP
(tỷ USD) 39,5 45,4 52,9 60,9 71 91 97,2 106,4 123,7 141,7
GNI
(tỷ USD) 38,9 44,6 51,9 59,5 68,8 88,1 92,6 102 117,8 134,2
Chênh lệch 0,6 0,8 1 1,4 2,2 2,9 4,6 4,4 5,9 7,5
(tỷ
USD)
GDP
đầu người 492 558 642 731 843 1.070 1.130 1.224 1.408 1.596
GNI
đầu người 480 550 630 700 790 920 1.030 1.160 1.270 1.400
Chênh lệch 12 8 12 31 53 150 100 64 138 196
(USD)
(USD)
(Nguồn: World DataBank)
Chênh lệch năm ngoái lên đến 7,5
tỷ đô-la là rất lớn so với cách đây 10 năm, chênh lệch chỉ 0,6 tỷ đô-la mặc dù
lúc đó Việt Nam đã mở cửa cho đầu tư nước ngoài đã hơn 15 năm. Còn thu nhập đầu
người chênh nhau gần 200 đô-la, cũng là con số đáng lo khi vào năm 2003, mức
cách biệt chỉ là 12 đô-la.
Đáng chú ý hơn, nhiều dữ kiện
cho thấy mức chênh lệch này ngày sẽ càng lớn hơn trong những năm sắp tới. Đó là
hiện nay đầu tư nước ngoài chưa đưa thu nhập ròng về nước nhiều, họ dùng nó để
mở rộng đầu tư. Thứ hai, khi việc trả lãi nợ nước ngoài ngày càng nhiều thì tương
lai GNI lại càng nhỏ hơn GDP bởi trả nợ nước ngoài thì GDP vẫn không thay đổi
trong khi sẽ làm GNI giảm đi tương ứng. Thứ ba, nếu các doanh nghiệp trong nước
bán một phần tài sản của mình cho nhà đầu tư nước ngoài, GDP vẫn y nguyên nhưng
GNI bị khấu trừ. Một bài viết trên TBKTSG
của Bùi Trinh vào năm 2010 từng nhận định: “Nếu năm 2000 phía Việt Nam phải chi
trả cho nước ngoài 6.300 tỉ đồng thì đến năm 2009 phần phải chi trả sở hữu cho
nước ngoài lên đến gần 91.000 tỉ đồng, chủ yếu là lãi tiền vay và doanh nghiệp
FDI chuyển lợi nhuận về nước”.
Người bi quan có thể cho rằng
nếu xu hướng này tiếp diễn, chẳng bao lâu nữa, GDP Việt Nam vẫn tăng nhưng thu
nhập đầu người Việt Nam chẳng tăng thêm bao nhiêu và cuối cùng thu nhập ấy dồn
về cho người nước ngoài cả. Cũng trong bài báo của Bùi Trinh đã trích dẫn ở
trên, tác giả cho biết: “Tốc độ chi trả sở hữu ra nước ngoài tăng bình quân
hàng năm khoảng 34% (còn GDP tăng bình quân 7,3%)”, tức tiền trả cho nhà đầu tư
nước ngoài tăng nhanh hơn tốc độ tăng GDP nhiều lần, dẫn đến chênh lệch giữa
GDP và GNI ngày càng lớn là chuyện không thể tránh khỏi.
Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh
tế đang lâm vào cảnh bế tắc, nền kinh tế dân doanh gây dựng từ sau đổi mới đến
giờ đã cạn sức, co cụm và phòng thủ, để tạo công ăn việc làm, để xã hội không
rơi vào chỗ xáo động, càng khó khăn hơn nữa, việc nhà đầu tư nước ngoài chiếm tỷ
trọng lớn trong nền kinh tế vẫn là xu hướng tích cực hơn là đáng lo ngại. Nhưng
đây là xu hướng không mong muốn về lâu về dài và mọi nỗ lực phục hồi nền kinh
tế trong dài hạn phải tính đến chuyện nâng sức cho khu vực kinh tế trong nước để
con số tăng trưởng GDP thường được nhắc đến là có ý nghĩa thật sự cho người
dân, chứ không phài chủ yếu cho nhà đầu tư nước ngoài. Nhìn vào số liệu trên
cũng có thể thấy tăng trưởng GDP thường cao hơn tăng trưởng GNI hay nói cách
khác, nhìn vào GDP không thôi thì sẽ ảo tưởng hơi nhiều về sự thật sức mạnh của
nội lực kinh tế trong nước. Điều cuối cùng, chênh lệch giữa GNI và GDP càng lớn
thể hiện mức độ dễ tổn thương của kinh tế Việt Nam với những cú sốc của dòng vốn
ngoại.
Chỉ còn biết hy vọng đến lúc nền
kinh tế phục hồi, biết đâu sẽ có làn sóng mua lại sản nghiệp từ tay người nước
ngoài. Và hiện nay cũng đã có nhiều doanh nghiệp tìm đường làm ăn ở bên ngoài. Biết
đâu tương lai họ sẽ góp phần vào GNI của Việt Nam một cách đáng kể.
Cập nhật: Anh Vũ Quang Việt có góp ý: GNI và GDP đều không dựa vào khái niệm công dân (citizens) mà chỉ dựa vào khái niệm thường trú - residents (tức là ở một địa bàn kinh tế hơn 1 năm). Mặc dù trong trường hợp Việt Nam 99,9% residents là citizens nhưng phải dùng từ chính xác để khỏi hiểu sai. Cám ơn anh Việt.
Cập nhật ngày 23-12-2013: Hồi tháng 7 tôi có viết một bài nói chuyện “Nếu tính cho đúng thì tổng thu nhập quốc dân của Việt Nam năm ngoái bị giảm đi 7,5 tỷ đô-la; thu nhập đầu người của dân Việt Nam giảm 196 đô-la”. Đó là bởi GDP (tổng sản phẩm quốc nội) thì như thế, như thế... nhưng nếu loại trừ thu nhập của công dân hay pháp nhân nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam thì GNI (tổng thu nhập quốc dân) chỉ còn như thế, như thế...
Nói như vậy rất khó hình dung. Chỉ cần nhớ năm nay có
ai nói GDP của Việt Nam là bao nhiêu đó thì chỉ cần nhớ phải trừ ra hơn 8 tỷ
đô-la bởi đó là của người nước ngoài, trước sau gì họ cũng chuyển về nước họ.
Cập nhật: Anh Vũ Quang Việt có góp ý: GNI và GDP đều không dựa vào khái niệm công dân (citizens) mà chỉ dựa vào khái niệm thường trú - residents (tức là ở một địa bàn kinh tế hơn 1 năm). Mặc dù trong trường hợp Việt Nam 99,9% residents là citizens nhưng phải dùng từ chính xác để khỏi hiểu sai. Cám ơn anh Việt.
Cập nhật ngày 23-12-2013: Hồi tháng 7 tôi có viết một bài nói chuyện “Nếu tính cho đúng thì tổng thu nhập quốc dân của Việt Nam năm ngoái bị giảm đi 7,5 tỷ đô-la; thu nhập đầu người của dân Việt Nam giảm 196 đô-la”. Đó là bởi GDP (tổng sản phẩm quốc nội) thì như thế, như thế... nhưng nếu loại trừ thu nhập của công dân hay pháp nhân nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam thì GNI (tổng thu nhập quốc dân) chỉ còn như thế, như thế...
Hôm nay Tổng cục Thống kê họp báo, cho biết chênh lệch giữa
GDP và GNI ngày càng lớn. Cụ thể:
Năm 2010 GDP lớn hơn GNI 82.250 tỷ đồng. Năm 2011 là 119.800
tỷ đồng. Năm 2012 là 142.800 tỷ đồng và năm 2013 lên đến 171.930 tỷ đồng.