August Rush – cổ tích hiện đại
Có thể rất nhiều người sẽ nhận xét August Rush là một phim rất “sến” vì dựa theo một cốt truyện lâm li theo kiểu “Mùa thu lá bay” của Quỳnh Dao. Nhưng vượt qua sự phi lý của nội dung, cái tầm thường của những môtif quen thuộc, diễn xuất của cậu bé vai chính (Freddie Highmore đóng) và âm nhạc tuyệt vời trong phim có thể làm các cô chảy nước mắt và các chàng trai phải ôm chiếc đàn guitar đã bỏ quên trong góc phòng, mơ màng về một thời mọi chuyện tưởng đơn giản như câu chuyện cổ tích.
Evan Taylor là một cậu bé mồ côi sống “giữa” âm nhạc, cậu nghe tiếng nhạc từ bất kỳ âm thanh nào quanh cậu và cậu tin âm nhạc sẽ giúp cậu tìm lại bố mẹ. Hơn 11 năm trước Louis (do Jonathan Rhys Meyers đóng), một ca sĩ nhạc rock và Lyla (do Keri Russell thủ vai), một nghệ sĩ cello tình cờ gặp nhau và có cuộc tình một đêm, sau đó hai người phải chia tay vì người bố đầy tham vọng cho tương lai cô con gái tài năng của mình. Đúng như môtip thường thấy gần chín tháng sau, Lyla đang mang thai bị tai nạn xe hơi, phải sinh non và ông bố đem Evan đi cho, nói dối con đứa bé đã chết. Louis, Lyla mỗi người một phương, đã bỏ âm nhạc nhưng vẫn không thể có cuộc sống bình thường như thể họ phải đi tìm gặp nhau và tìm lại đứa con chưa biết mặt của họ.
Lúc này Evan bỏ trại mồ côi lên New York, lại rơi vào tay một gã chuyên lợi dụng tài năng của bọn trẻ đường phố để kiếm sống. Câu chuyện cổ tích bắt đầu khi Evan sau mấy giờ học, đã đàn guitar thành thạo, soạn nhạc dễ dàng như thở và sau sáu tháng học tại nhạc viện đã sáng tác một bản giao hưởng đồ sộ mà cậu tin sẽ giúp cậu tìm ra bố mẹ mình. Cậu bé trải qua nhiều cuộc phiêu lưu, nhiều biến cố nhưng, đúng như nhiều người xem phim có thể đoán ngay từ đầu – sẽ có một kết thúc có hậu.
Câu chuyện chỉ có thế và đầy tình tiết phi lý như thế nhưng người xem hầu như không thể dứt mắt, ngoảnh tai trước màn hình. Họ như bị điện giật khi lần đầu tiên cậu bé Evan tiếp xúc với cây đàn guitar, không ôm đàn như bình thường mà để nó nằm dài dưới đất, không gảy đàn như mọi người mà “vỗ” dây đàn tạo ra tiếng nhạc làm say đắm lòng người.
Trong khi hàng loạt phim khác với những tình tiết phi lý theo kiểu rượt đuổi bằng xe bằng máy bay hay chạy tuốt vào lòng quả đất thì không ai nói gì, tại sao một phim như August Rush lại bị nhiều nhà điểm phim ở Mỹ chê là “một Oliver Twist” sướt mướt hiện đại. Để xem phim, tốt nhất bạn thả lỏng người ra, và cùng cậu bé Evan được đặt nghệ danh là August Rush lắng nghe tiếng nhạc trong dòng xe hối hả, trong tiếng tàu điện rầm rập và cả trong tiếng phong linh…, nghe tiếng nhạc cổ điển hòa quyện tài tình vào dòng nhạc rock cuồng nhiệt. Thế giới từng có thiên tài âm nhạc Mozart, tại sao không thể có một thiên tài như thế xuất hiện trong phim để nuôi dưỡng lòng yêu âm nhạc trong con người, để tin rằng thế giới “ở hiền gặp lành” vẫn tồn tại. Cảm động nhất là trường đoạn Evan gặp cha nhưng cả hai không nhận ra nhau, chỉ cùng nhau song tấu một bài guitar ngẫu hứng tuyệt vời.
Mặc dù nhìn chung August Rush bị giới phê bình phim ở Mỹ chê nhưng theo thông tin từ nhiều diễn đàn điện ảnh, khán giả trong rạp đã đồng loạt đứng lên vỗ tay khi phim kết thúc – một loại lời bình đáng giá và thật hơn nhiều.
Vân Cầm
Sunday, April 6, 2008
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
AI - hype and reality
AI – cường điệu và thực tế Nguyễn Vạn Phú Bạn đôi lúc có cảm giác hơi hơi mặc cảm vì chung quanh đọc đâu cũng thấy bàn về AI (trí tuệ ...
-
“Đơn vị sự nghiệp công lập có thu” là cái chi chi? Khi Bộ Tài chính công bố “Quy chế thí điểm chuyển đơn vị sự nghiệp công lập có thu thàn...
-
AI – cường điệu và thực tế Nguyễn Vạn Phú Bạn đôi lúc có cảm giác hơi hơi mặc cảm vì chung quanh đọc đâu cũng thấy bàn về AI (trí tuệ ...
-
Đấu giá ngược Phiên đấu thầu bán vàng miếng đầu tiên của Ngân hàng Nhà nước tổ chức hôm qua bị các báo sáng nay phê phán dữ quá. Báo T...
No comments:
Post a Comment