Toàn cầu hóa và iPod
Ai làm ra chiếc iPod? Thật ra trả lời câu hỏi xem chừng quá
dễ này lại không đơn giản. Tờ New York
Times dựa vào đề tài này để viết một bài dài về thực tế câu chuyện toàn cầu
hóa. Đầu tiên, tờ báo nhắc khéo: “Here’s
a hint: It is not Apple” và giải thích liền: “The company outsources the entire manufacture of the device to a number
of Asian enterprises, among them Asustek, Inventec Appliances and Foxconn”.
Outsource là một từ rất thông dụng
trong những năm gần đây, đến nỗi nhiều người dùng nguyên văn tiếng Anh sau khi
giải thích một lần ở đầu bài viết (gia công, chuyển một số công đoạn sản xuất
hay khâu dịch vụ ra nước ngoài). Ở đây Apple
outsource toàn bộ việc sản xuất cho các công ty nước ngoài, chủ yếu ở châu
Á.
Thế nhưng các công ty này cũng chỉ làm động tác lắp ráp
chiếc iPod - “But this list of companies
isn’t a satisfactory answer either: They only do final assembly” - nên họ
cũng không phải là nhà sản xuất chính chiếc máy nghe nhạc nổi tiếng có đến 451
linh kiện này. Tờ New York Times đã
sử dụng nghiên cứu của trường Đại học University of California để kết luận: “Their study offers a fascinating
illustration of the complexity of the global economy, and how difficult it is
to understand that complexity by using only conventional trade statistics”.
Quan trọng là phần sau: không thể hiểu được tính phức tạp của nền kinh tế toàn
cầu nếu chỉ sử dụng số liệu thống kê thương mại truyền thống.
Chiếc iPod video dung lượng 30 GB có giá 299 đô la, trong đó
“The most expensive component was the
hard drive, which was manufactured by Toshiba and costs about $73”. Như vậy
ổ cứng 30 GB này do Toshiba sản xuất, là đắt nhất; các linh kiện chính khác gồm
màn hình (20 đô la), con chip video (8 đô la), con chip điều khiển (5 đô la).
Có lẽ ít người biết rằng “the final
assembly, done in China, cost only about $4 a unit”. Điều đáng ngạc nhiên
là khi tính toán cán cân thương mại Mỹ-Trung, trị giá chiếc iPod xuất từ Trung
Quốc đi ngược vào Mỹ được tính lên đến 150 đô la, góp phần đáng kể vào thâm hụt
mậu dịch giữa Mỹ với Trung Quốc.
Theo logic thông thường, “$73
of the cost of the iPod would be attributed to Japan since Toshiba is a
Japanese company”. Nhưng khổ nỗi trong thời đại sản xuất toàn cầu hóa ngày
nay, “Toshiba may be a Japanese company,
but it makes most of its hard drives in the Philippines and China”. Tương
tự hai con chip video và chip điều khiển mới đầu tưởng phải tính cho Mỹ vì do
các công ty Mỹ cung cấp nhưng thực tế họ sản xuất chúng tại Đài Loan! Các nhà
nghiên cứu vò đầu bứt tai mà than rằng: “How
can one distribute the costs of the iPod components across the countries where
they are manufactured in a meaningful way?”. Distribute ở đây là phân bổ.
Thật ra, ngày nay việc tính toán số liệu thống kê thương mại
dựa vào cái gọi là “giá trị gia tăng” ở mỗi công đoạn sản xuất bằng cách xác
định giá trị đầu vào và giá trị đầu ra của mỗi công đoạn. Khi đó, “The difference between the cost of the
inputs and the value of the outputs is the “value added” at that step, which
can then be attributed to the country where that value was added”.
Theo tính toán của các tác giả, “The $73 Toshiba hard drive in the iPod contains about $54 in parts and
labor. So the value that Toshiba added to the hard drive was $19 plus its own
direct labor costs”. Như vậy nếu trừ đi 54 đô la đầu vào (là linh kiện và
công lao động của khâu trước) thì Toshiba chỉ tạo ra giá trị gia tăng 19 đô la,
được tính cho Nhật Bản.
Những tưởng kết quả tính toán sẽ cho thấy người hưởng lợi
nhiều nhất từ iPod là các công ty nằm khắp toàn cầu có tham gia vào các công
đoạn sản xuất nhưng, bất ngờ thay, “The
researchers estimated that $163 of the iPods $299 retail value in the United
States was captured by American companies and workers, breaking it down to $75
for distribution and retail costs, $80 to Apple, and $8 to various domestic
component makers”. Ngoài phần tính cho khâu phân phối, bán lẻ, Apple vẫn là
công ty hưởng giá trị gia tăng cao nhất - đến 80 đô la vì “The bulk of the iPods value is in the conception and design of the
iPod. That is why Apple gets $80 for each of these video iPods it sells, which
is by far the largest piece of value added in the entire supply chain”.
Apple hầu như không đụng tay vào khâu sản xuất nào nhưng vẫn hưởng phần bánh
lớn nhất nhờ công nghĩ ra và thiết kế chiếc iPod. Và đó chính là “bí mật” của
quá trình toàn cầu hóa ngày nay.
Tác giả bài báo kết luận: “Ultimately, there is no simple answer to who makes the iPod or where it
is made”. iPod không phải là sản phẩm duy nhất, hàng loạt sản phẩm khác,
như chiếc iPhone hay ngay cả món đồ chơi của con bạn cũng phải tuân theo quy
luật: “The real value of the iPod doesn’t
lie in its parts or even in putting those parts together”. Vấn đề ở chỗ làm
sao nghĩ ra cách “kết nối” 451 linh kiện sản xuất khắp nơi với giá rẻ để thành
một sản phẩm bán với giá cao hơn. Cho nên “[Apple]
may not make the iPod, but they created it. In the end, that’s what really
matters”.
Trích từ ba cuốn về tiếng Anh mới tái bản ở dạng ebook.