Bauxite và Vinashin
(Bài này đã đăng trên Thời báo Kinh tế Sài Gòn, số ra ngày 28-10)
Giữa hai dự án bauxite ở Tây Nguyên và Vinashin có điểm gì chung?
Trước khi trả lời câu hỏi này, chúng ta thử xem thông lệ quốc tế (và phần nào cũng đã được thể hiện trong dự thảo Luật Khoáng sản sửa đổi của Việt
Việt
Trường hợp Vinashin cũng vậy nhưng tình hình còn phức tạp hơn với hàng trăm công ty con, công ty cháu của Vinashin. Cứ tạm thời cho rằng đây là hai trong số 12 tập đoàn kinh tế của Nhà nước, được hưởng đặc quyền này, nhưng thế thì ứng xử ra sao với các công ty con, công ty cháu của họ? Công ty mẹ Vinashin đẻ ra tổng cộng 435 công ty con và công ty hạch toán phụ thuộc, 30 công ty liên kết và liên doanh. Chính vì cơ chế chủ sở hữu nhập nhằng giữa vai trò nhà quản lý hành chính và người đại diện vốn nhà nước nên các công ty này có vay mượn lung tung, có xin đất làm dự án trên giấy thì các bộ, các địa phương cũng e dè không dám làm gì, không dám lên tiếng phản đối. Thậm chí các công ty kiểu này còn tận dụng vị thế đặc quyền trong nhiều thương vụ để cuối cùng toàn bộ tập đoàn Vinashin gánh một khoản nợ khổng lồ như chúng ta đã biết. Chính Bộ trưởng Giao thông - Vận tải Hồ Nghĩa Dũng cũng thừa nhận trên báo Tiền Phong: “Chúng tôi chỉ được góp ý”. Trong bối cảnh như thế, Vinashin không báo cáo gian dối mới là chuyện lạ.
Nhiều người đã lên tiếng về nguy cơ tàn phá môi trường của các dự án bauxite ở Tây Nguyên. Cũng có nhiều người khác phân tích rạch ròi về tính kém hiệu quả kinh tế của chúng. Nhưng bài học quản lý Vinashin đang nóng hổi, nên áp dụng những điều có thể rút ra vào các dự án bauxite. Có lẽ thoạt tiên việc xây dựng ngành đóng tàu Việt
Ngày nay chúng ta đang bàn về những điểm bất cập của các dự án bauxite (và chúng cũng đã đủ để ngưng các dự án này đến một thời điểm khác trong tương lai) nhưng liệu với cơ chế chủ sở hữu như trên, làm sao chúng ta có thể tin vào sự khách quan của Thứ trưởng Bộ Công Thương khi ông đồng thời là Chủ tịch Hội đồng thành viên TKV? Sự thiếu vắng giám sát đang là bài học của Vinashin, vậy nó có là bài học cho các dự án bauxite khi Bộ Tài nguyên và Môi trường xem như đứng chung với TKV để đưa ra những lý lẽ “trên lý thuyết” để ủng hộ dự án? Rồi đây TKV có chạy thẳng lên Thủ tướng hay lên bộ, bỏ qua các quy định quản lý mà luật pháp phân công cho địa phương, chẳng hạn? Và nếu thảm họa môi trường xảy ra, ai sẽ là người chịu trách nhiệm? Nếu giả sử quản lý kém để gây ra thua lỗ, ắt TKV vẫn sẽ yên tâm vì biện bạch là đang thực hiện nhiệm vụ do Nhà nước giao.
Nhìn rộng ra, đã đến lúc phải xem lại cơ chế chủ sở hữu các tập đoàn kinh tế để làm sao phân định rạch ròi chuyện quản lý nhà nước và chuyện kinh doanh, cho dù là kinh doanh theo định hướng chiến lược của Nhà nước. Nếu không rồi đây chúng ta sẽ còn phải than như đang than: không có một đầu mối nào chịu trách nhiệm cả. Và Thủ tướng sẽ còn phải giải quyết núi công việc do các tập đoàn đưa lên - một chuyện thực tế đã cho thấy là không khả thi và đã không diễn ra.
No comments:
Post a Comment