Tuesday, April 26, 2016

The Sympathizer

Câu trả lời là… không có gì cả! 

Nguyễn Vạn Phú 

Độc giả Mỹ phải nói sướng thiệt, họ có thể đọc The Sympathizer của Nguyễn Thanh Việt một cách thoải mái như đọc một tác phẩm văn học vừa đoạt giải Pulitzer, không mảy may vướng bận chuyện chính trị, chính em. Chẳng ai hơi đâu thắc mắc vì sao tác giả hư cấu cho một viên chức CIA sau năm 1975 rồi mà còn tìm kênh không chính thức để tài trợ cho một nhóm lính Việt Nam Cộng Hoà về Thái Lan lập căn cứ phục quốc! 

Dân Việt không được cái sướng này. Ai đọc cuốn tiểu thuyết dành giải Pulitzer (dù đó là hạng mục hư cấu) này cũng sẽ săm soi coi ông nhà văn này miêu tả cuộc chiến như thế nào, lập trường hậu chiến ra sao? Và nếu xét theo góc độ đó, thiết nghĩ nếu cuốn sách được dịch sang tiếng Việt, người đọc rộng rãi hơn bây giờ, có lẽ tác giả sẽ bị ném đá từ cả hai phía và e rằng phía "Cộng Hoà" sẽ dữ dội hơn phe “Việt Cộng” dù kỹ thuật của tác giả lường trước chuyện này để hoá giải đạt mức khá thượng thừa. 

Đó là một bi kịch mà người điểm sách muốn vượt qua. Tại sao không cố quên đi chuyện chúng ta, một cách nào đó,  cũng là nhân vật trong cuốn tiểu thuyết hư cấu này, thân phận chúng ta được phơi bày trần trụi để đọc nó như đa phần độc giả trên khắp thế giới? 

Nhưng đọc với tâm thế như vậy, e rằng sẽ có người thất vọng. The Sympathizer không tạo dựng được một không khí văn học thuần tuý như những tác phẩm mà Nguyễn Thanh Việt chịu ảnh hưởng như “The Quiet American” của Graham Greene. Nó không có sự lạnh lùng của "The Spy Who Came in from the Cold" của John le Carré 

Trước hết đó là bởi tác giả chọn lối viết là một tập hợp 295 trang “tự kiểm” mà nhân vật tôi viết và nộp cho Cán Bộ (các từ loại này được viết hoa vì nó được xem là tên nhân vật)Góc nhìn này làm bó tay người viết khi muốn tạo dựng hình ảnh ba chiều cho các nhân vật chính – phần lớn họ xuất hiện như những hình nhân hai chiều, buồn tẻ, đơn điệuHọ xuất hiện chỉ để làm nền cho một dòng văn chính luận được viết theo dạng mỉa mai, hai mặtNhân vật chính xưng tôi là Đại Úy trong quân đội Sài Gòn nhưng là điệp viên do Việt Cộng cài vào. 295 trang tự kiểm này kể lại cuộc đời của anh ta mà các bạn có thể đọc được ở các bài điểm sách tóm tắt cốt truyện.  

Nhưng chính góc nhìn này đã làm cho tác phẩm thành công với độc giả Mỹ, hay ít nhất là với thế hệ baby boomers lớn lên cùng chiến tranh Việt Nam. Bởi nó cung cấp một góc nhìn châm biếm, cay độc và hài hước về xã hội Mỹ, chính trị Mỹ, điện ảnh Mỹ cùng các vấn đề của nó như sự kỳ thị ở tầng sâu nhất. Trường đoạn kể chuyện nhân vật tôi tham gia làm phim The Hamlet (lấy nguyên mẫu là bộ phim nổi tiếng Apocalypse Now) đủ để nhiều người Mỹ khoái trá khi đọc miêu tả đạo diễn lừng danh Francis Coppola hay diễn viên huyền thoại Marlon Brando dưới một con mắt khác.  

Còn ở góc cạnh "kể chuyện" thì cách viết "kiểm thảo" đó lôi cuốn chẳng khác gì một phim Hollywood như "đại cảnh" tháo chạy bằng C130 tại sân bay Tân Sơn Nhất dưới làn đạn pháo rồi "cận cảnh" cái chết của đứa con và vợ của Bốn, người bạn thân của Đại Úy bằng một viên đạn không biết từ phe nào khi còn vài bước chạy là lên được máy bay. Có lẽ với nhiều người Mỹ đây là lần đầu tiên họ được đọc miêu tả chiến tranh Việt Nam nhìn từ góc lính Cộng Hòa, bị phản bội, bị bỏ rơi nhưng chỉ biết phẫn uất với đồng đội 

Bao trùm lên đó là tính hai mặt mà tác giả muốn khoác lên mọi thứ, từ bản thân nhân vật tôi (Đại Úy) từng thú nhận ngay đầu tiểu thuyết: “am a spy, a sleeper, a spook, a man of two faces (tất cả danh từ này đều miêu tả một kẻ hai mang)kể về xuất thân (con hoang của một linh mục Pháp và một phụ nữ Việt), kể về hai vai phải đóng (vừa là đại úy quân đội Sài Gòn vừa là điệp viên do Cộng Sản cài vào) đến hai người bạn cắt máu ăn thề như ba chàng ngự lâm pháo thủ (Mẫn, cấp trên trực tiếp của Đại Úy và Bốn, lính Sài Gòn chuyên giết người trong Chiến dịch Phượng Hoàng tuy hai nhưng thật ra là một). Cả nước Mỹ dưới mắt tác giả cũng hai mặt như thế, vừa văn minh vừa thực dânvừa hiện đại, siêu mọi thứ lại tàn nhẫn, khốc liệt 

Với độc giả người Việt, nếu bỏ qua được cái xét nét nói ở trên, vẫn sẽ có nhiều người thấy thú vị với những nhận định của tác giả về mặt sau của cuộc chiến, về cuộc sống của người dân tỵ nạn, của cộng đồng nàyNgay cả Ông Tướng khi nghe tay CIA trấn an, "Chính thức mà nói không có chuyện di tản đâu" cũng phải thốt lên"Còn không chính thức mà nói các ông đang bỏ rơi chúng tôi".  

Nhưng có lẽ sẽ có nhiều người khác khó vượt qua các chi tiết như Ông Tướng thu xếp để Đại Úy ám sát một nhà báo dám kêu gọi hòa hợp hòa giải vì chiến tranh đã qua rồi hay ra lệnh ngầm để Bốn giết Thiếu Tá mập vì nghi là Việt Cộng cài lại. Trường đoạn Đại Úy nhớ lại cảnh ba tay cảnh sát cộng hòa hãm hiếp một cách dã man người nữ điệp báo Việt cộng trong khi tay cố vấn CIA đứng nhìn chẳng kém gì những đoạn văn bạo dâm của de Sade.  

Đến khi Đại Úy cùng Bốn trở về Thái Lan tìm cách vượt biên vào Việt Nam để tiền trạm cho Ông Tướng đem quân về phục quốc, cả hai bị bắt và tống vào trại cải tạo, người đọc trong nước có lẽ sẽ thấy chuyện “kiểm thảo” là bình thường, chuyện Cán Bộ đòi Đại Úy phải tự kiểm mạnh hơn nữa để thấy mình bị "phương Tây đầu độc" như thế nào là bình thườngThậm chí sẽ có những nụ cười khi Cán Bộ so sánh sao không trích "Thép đã tôi thế đấy" mà trích toàn Phạm Duy với Beatles! Nhưng sẽ có những luồng dư luận phản ứng với góc nhìn "phản tỉnh" của Đại Úy, dưới sự thúc dục của chính Mẫn, sau nhiều màn tra tấn chủ yếu bằng tâm lý đã ngộ ra Không có gì quý hơn độc lập, tự do” chính là “Không có gì”  không có gì cả.  

Quay trở lại với yếu tố văn học, tác giả như sợ người đọc không hiểu được tính hai mặt của câu khẩu hiệu nổi tiếng này như Đại Úy vào cuối truyện chợt hiểu ra ý nghĩa của cuộc đời mình ra nên phải dành cả đoạn nói cặn kẽ cái ý đó (Mẫn Chính Ủy cứ gặn hỏi Cái gì quý hơn độc lập, tự do? Để hướng đến câu trả lời Không có gì cả)Đây là chỗ yếu nhất của sách, làm hỏng cả phần sau mang hơi hướm thực ảo trộn vào nhau, khác với lối kể chuyện ở phần trước.  

Bỏ qua các chi tiết này, bỏ qua nhiều chỗ cường điệu (như tranh luận với ông đạo diễn về chuyện phim về Việt Nam sao không cho nhân vật Việt Nam nào nói gì cả, như cho Cán Bộ trích nhiều câu thơ của Tố Hữuthì cuốn sách hấp dẫn người chịu đọc nhờ giọng văn tưng tửng của tác giảTưng tửng ngay cả khi miêu tả cặn kẽ cách nhân vật chính giết tay nhà báo bằng những phát súng vụng về, bằng sự ân hận ám ảnh trước cái chết của Thiếu Tá do lỗi Đại Úy sợ lộ thân phận nên gán cho anh ta tội làm gián điệp hay cả khi kể chuyện "tự sướng" bằng con mực ống! Giọng văn tưng tửng này chuyển thành dòng chảy ý thức (stream of consciousness) rất thành công ở các chương gần cuối khi tác giả thoát cảnh viết kiểm thảo. 

The Sympathizer là một cách tóm tắt thông minh số phận người dân Việt phải trải qua trong hơn 40 năm quaNó sẽ thành công hơn nếu tác giả biết tiết chế, không đưa vào những đoạn "tuyên ngôn" lộ liễuĐọc nó với tâm thế đọc một bài luận dài thì dễ vào hơn là đọc nó như một tác phẩm văn học vì các nhân vật xuất hiện, nói năng, hành động chỉ như để minh họa cho điều tác giả muốn nói hay đúng hơn là thể hiện những điều tác giả sử dụng chất liệu của nguồn khác (như trong lời bạt) để nói điều muốn nói 


   

Cryptocurrency

  Phép thử tiền crypto   Không biết hãng Finder khảo sát ở đâu, với ai mà kết luận đến 41% dân Việt Nam có sở hữu tiền mã hóa (cryptocur...